Ngô Minh Hiếu⛄, sinh ra tại một thị trấn ở Gia Lai, được chính quyền Mỹ miêu tả là "một trong những tên trộm khét tiếng nhất từng được ân xá trong nhà tù liên bang".
Hiếu còn được ví như nhân vật Frank Abagnale trong phim Catch Me If You Can do Leonardo DiCaprio thủ vai. Giống nhân vật Frank Abagnale, Hiếu thực hiện các vụ lừa đảo trong nhiều năm trước khi bị bắt, sau đó quay lại giúp đặc vụ Mỹ bắt thêm tội phạm. Anh cũng được ví như Rami Malek trong bộ phim truyền hình nổi tiếng của Mỹ Mr. Robot𒐪 - một người trải qua thời thơ ấu trong một cửa hàng máy tính do người chú làm chủ và tự học tin học.
⛎Hiếu phải chấp hành 13 năm tù do bán hồ sơ của 13.000 người trong số hơn 200 triệu hồ sơ người Mỹ anh đánh cắp được từ nhiều nguồn. Sau khi ra tù, anh về TP HCM sinh sống và giúp đỡ mọi người nâng cao nhận thức an ninh mạng, giảng dạy an ninh mạng cho sinh viên, những người quan tâm đến bảo mật. Anh cũng là chuyên gia tại Trung tâm Giám sát An toàn không gian mạng quốc gia Việt Nam (NCSC). Hiếu chia sẻ, anh quyết tâm không quay lại thời kỳ "đen tối" như trước và mong muốn cải thiện các vấn đề về an ninh mạng tại Việt Nam hiện tại.
ꦜ"Tôi là một người ích kỷ", Hiếu nói. "Ngày trước tôi mê những thứ xa xỉ. Thật vô nghĩa. Bây giờ, tôi nói với mẹ rằng, ăn ba bữa một ngày ở nhà vẫn tốt hơn là ăn đồ ăn trong tù".
𒁏Trước khi bị bắt, Hiếu đã bị "dụ" ra khỏi Việt Nam. Mật vụ Mỹ tìm cách liên lạc với Hiếu qua một trung gian ở Anh - một tên tội phạm mạng có tiếng đã bị kết án và đồng ý hợp tác với cơ quan điều tra. Tháng 2/2013, đặc vụ Matt O’Neill đã lên kế hoạch đưa Hiếu đến Guam. Ngay khi vừa bước chân ra khỏi máy bay ở Guam, Hiếu bị các đặc vụ Mỹ tiếp cận và bắt giữ, sau đó đưa về Mỹ.
🦩"Tôi như phát điên, mất hết cảm giác và như người không hồn", Hiếu chia sẻ. Anh cho biết vẫn còn "ớn lạnh" trong hai tháng ở Guam. "Đó là một nhà tù thực sự", anh nhớ lại.
ꦯTrong thời gian ngồi tù ở Mỹ, Hiếu học origami, trị liệu, gọi FaceTime về Việt Nam cho gia đình và giúp đỡ quan chức Mỹ trong các vụ án. Anh trải qua 15 nhà tù khác nhau, thường xuyên mặc "quần áo mỏng như giấy" giữa trời lạnh.
𝕴Theo lời kể của Hiếu, các nhà chức trách Mỹ muốn anh "sử dụng đầu óc tội phạm để bắt tội phạm". Từ một hacker "mũ đen", Hiếu đã "đổi" thành "mũ trắng". Bằng các lời khuyên về chuyên môn và trực tiếp đứng ra "dụ" con mồi, Hiếu đã giúp mật vụ Mỹ phá hàng chục vụ án về an ninh mạng. Theo thống kê, ít nhất 20 vụ bắt giữ tội phạm mạng có sự tham gia của Hiếu đã được báo cáo.
🐼Giờ đây, anh cũng làm công việc tương tự tại Việt Nam. Hiếu cho biết anh nhận công việc tại NCSC với một điều kiện duy nhất. "Tôi đã nói với người tuyển dụng rằng, tôi muốn giúp đỡ cộng đồng. Phần còn lại tôi không biết", Hiếu chia sẻ.
🍸"Giúp đỡ cộng đồng là gì?" - Hiếu rút ra hai chiếc điện thoại: một chiếc "cục gạch" nhãn hiệu Philips và một smartphone Huawei. "Nó không thông minh, nhưng nó đang bảo vệ tôi", Hiếu chỉ vào chiếc điện thoại Philips. Còn với smartphone, anh chỉ vào công cụ Chống lừa đảo (Fight Scams) cho các website. Tiện ích Chống lừa đảo được xây dựng trên ý tưởng của MyWOT - một công cụ chuyên đánh giá độ uy tín của website với hơn 6 triệu người trên thế giới sử dụng - cho phép đánh giá độ an toàn của một website dựa trên các phân tích kỹ thuật, như IP, độ dài URL, chứng chỉ SSL..., kết hợp với đánh giá của người dùng.
🌸Ngoài công việc ở NCSC, Hiếu cũng thường xuyên xuất hiện tại các sự kiện hoặc các đại học và hội nghị. Anh đưa ra lời khuyên về an ninh mạng. Những thông tin này cũng được chia sẻ trên trang Facebook cá nhân của anh với hơn 200.000 lượt theo dõi.
♒"Tôi lẽ ra có thể làm được rất nhiều thứ từ các kỹ năng của mình, thay vì đuổi theo ma quỷ", Hiếu nói. Anh cho biết mình đang ấp ủ một cuốn hồi ký về quá trình làm hacker của mình và đã nhận được lời đề nghị mua bản quyền từ một hãng phim trong nước.
Bảo Lâm (theo Nikkei Asia)