Họ trao đổi với nhau về những cuốn sách đã đọc, nhờ g൩iới thiệu thêm sách hay. Vốn là người tin vào năng lực bản thân, tôi luôn cho rằng, khi ta gặp khó khăn trong việc gì đó, tức là ta chưa đủ khả năng chinh phục nó. Tôi vẫn thường nghiền ngẫm💜 sách self-help kinh điển. Nên thoạt các bạn trẻ trao đổi, tôi rất vui. Nhưng khi họ chuyển sang than trách bố mẹ, vợ/chồng không chịu học hỏi, làm theo sách, tôi bỗng khựng lại.
Self-h🐲elp là dòng sách có lịch sử hơn 200 năm và đã trở thành một phần của văn hóa Mỹ, thậm chí là văn hóa đọc thế giới. Tuy nhiên dòng sách này chủ yếu để phát triển bản thân chứ không nhằm phê phán hay rao giảng giáo điều với người khác. Sự phê phán chỉ gây nên ức chế không cần thiết trong các mối quan hệ của người đọc. Tình trạng thất vọng về người khác khi so sánh với những gì sách viết là hậu quả của một trong nhiều ngộ nhận phổ biến về dòng sách này.
Ngộ nhận thứ hai là sách self-help có tác dụng. Một số nghiên cứu về hiệu ứng giả dược tâm lý (placebo) cho thấy với đa số mọi người, sách self-help không có tác dụng, dù người đọc có thể không nghĩ vậy. Sách vẽ ra viễn cảnh tươi sáng về sự thay đổi của cả thế giới khi ta chỉ cần thay đổi nhỏ. Điều này tạo nên sự tự tin ở người đọc, khiến cho họ cảm thấy thế giới thôi thù địch với mình. Trên thực tế thì môi trường có thể thay đổi theo ứng xử của cá nꦜhân, nhưng thế giới vẫn vậy, không vì sự thay ♔đổi nội tại trong họ mà khác biệt; không ghét họ hơn hôm qua, và cũng không yêu họ hơn ngày mai. Nếu vấn đề của một người là thiếu nợ thì sách self-help không giúp gì được trực tiếp. Xét về yếu tố tâm lý học tích cực, sách self-help là có lợi cho người đọc. Tuy nhiên, rất nhanh, người đọc sẽ cảm thấy tự tôn chính mình hơn và tìm mua thêm các cuốn khác, như nghiện thuốc. Lúc đó, loại sách này không còn hiệu ứng chữa lành mà có thể đẩy người đọc vào thế giới ảo tưởng. Nhiều học giả phê phán sách self-help thường kể câu chuyện một chiều, thậm chí là giả tưởng. Sách thôi thúc người đọc bắt chước, làm theo mà không tính tới rủi ro, điển hình là các sách dạy làm giàu.
Ngộ nhận thứ ba là: sách bán chạy là sách tốt. Loại sách này thường rất ít dựa trên các nghiên cứu bài bản, dù một số tự nhận như vậy. Các đầu sách bán chạy thông thường là vì được viết tốt, bút pháp lôi cuốn và có lối kể chuyện ấn tượng. Thông điệp và phương pháp đề cập trong cuốn sách có thể không chính xác, thậm chí thường xuyên tự mâu thuẫn hoặc mâu thuẫn với sách khác. Điển hình là có người viết về sức mạnh của việc không quan tâm rồi sau đó lại viết về sức mạnh của việc quan tâm. Một số lý giải tâm lý cho rằng không có giải pháp nào đúng cho mọi trường hợp, nên các tác giả cố gắng đề cập tới từ nhiều khía cạnh. Đây là một lời cảnh tỉnh cho độc giả, hãy đọc sách self-help với cái đầu lạnh. Đừng vội vã thử các phương pháp chỉ vì chúng được đề cập tới 💞trong sách. Hãy nghĩ tới an toàn của bạn, người thân và các mối quan hệ xung quanh.
Tuy nhiên như đã nói ở đầu, loại sách này vẫn có tác dụng nếu biết đọc đúng cách. Một nghiên cứu của Đại học Erasmus Rotterdam chỉ ra rằng các sách tập trung vào vấn đề cụ thể (problem-focused) là có chứng cứ khoa học cho thấy tác dụng. Còn các cuốn sách tập trung vào quá trình phát triển (growth-oriented) thường cho thấy hiệu qu🤪ả lẫn lộn.
Sách self-help khích lệ con người phải thay đổi, nhưng sự thay đổi này cần được cân nhắc sau quá trình nghiền ngẫm cẩn thận. Không nên để áp lực thay đổi đè nát lên mục tiêu. Ví dụ ta cần thay đổi để gia đình được hạnh phúc ꧃hơn thì mọi việc cũng cần có lộ trình, dục🥂 tốc bất đạt. Đặc biệt không nên ép người thân phải thực hiện được như trong sách, để rồi không được thì quay ra than trách, gây ức chế cho nhau.
Thành công ở đời thực không thể đạt được chỉ bằng việc đắm chìm vào 𝓰thế giới tron꧙g sách.
Tô Thức