Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, đến cuối tháng 6, tín dụng toàn ngành tăng 3,52% so với cuối năm 2013, đây là kết quả có phần nhỉnh hơn mức 3,1% của cùng kỳ năm ngoái. Trong thông cáo phát đi, nhà điều hành cũng thừa nhận những đóng góp không nhỏ của đồng vốn ngoại tệ lên kết quả tăng trưởng tín dụng chung. Cụ thể, nếu cho vay VND chỉ tăng 2,17% thì tín dụn💛g bằng ngoại tệ đã tăng 12,03% sau 6 tháng đầu năm.
Trước đꩲó vài ngày, nhà điều hành cũng phát đi thông tin khẳng định đã cho phép các ngân hàng mở rộng cho vay ngoại tệ để thúc đẩy tăng trưởng tín dụn🥀g nói chung. Mặt khác, Ngân hàng Nhà nước cũng nhận định hệ số sử dụng vốn vẫn an toàn và thanh khoản ngoại tệ được đảm bảo.
Tình trạng đôla hóa theo công bố của nhà điều hành tiếp tục giảm. ❀Đến cuối tháng 6/2014, tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng phương tiện thanh toán khoảng 11,4%, giảm so với mức khoảng 12,4% vào cuối năm 2012-2013. Tổng phương tiện thanh toán tăng 7,29% so với cuối năm 2013, phù hợp so với chỉ tiêu định hướng tăng 16-18% trong năm 2014.
Theo mục tiêu ban đầu, tín dụng cả năm 2014 sẽ phải tăng trưởng 12-14% nhưng đã hết nửa năm, ngành ngân hàng mới hoàn thành một phần ba nhiệm vụ. Thừa nhận 🔯khó khăn này, nhưng Ngân hàng Nhà nước vẫn cho rằng nguyên nhân chủ yếu là tính quy luật tín dụng thường tăng thấp trong những tháng đầu năm. "Sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, tình trạng nợ đọng ngân sách, vướng mắc trong xử lý tài sản đảm bảo chưa được xử lý dứt điểm, cơ chế bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn chưa được đẩy mạnh", đại diện Ngân hàng Nhà nước giải thích.
Tín dụng tắc nhưng huy động vốn của các ngân hàng vẫn tăng trong 6 tháng đầu năm. Do đó, các nhà băng cũng mạnh tay hơn trong việc mua vào trái phiếu. Theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, việc tăng cường nắm giữ giấy tờ có giá này một mặt giúp tăng dự trữ thanh khoản, nhưng cũng có thể phát sinh khó khăn nếu các nhà băng không chủ động trong việc cân đối vốn theo kỳ hạn hợp lý. Hiện thâm hụt ngân sách đã được mở rộng lên 5,3% GDP và khối lượng trái phiếu Chính phủ phát hành cũng tăng lên. "Việc điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng sẽ chịu nhiều áp lực, bởi vậy không thể chủ q𓆏uan với những diễn biến của lạm phát", Ngân hàng Nhà nước nhận định.
Thanh Thanh Lan