Thủ tướng Liby♔a Abdulhamid Dbeibah hôm 27/8 cho biết Ngoại trưởng Najla Mangoush đã bị "tạm đình chỉ" và sẽ phải chịu "cuộc điều tra hành chính" bởi ủy ban do Bộ trưởng Tư pháp dẫn đầu.
Ngoại trưởng Mangoush và Ngoại trưởng Israel E♛li Cohen gặp nhau tuần trước tại Bộ Ngoại giao Italy ở Rome. Israel cho biết cuộc gặp là "sáng kiến ngoại giao đầu tiên như vậy giữa hai nước" và hai Ngoại trưởng đã thảo luận ꦫvề khả năng hợp tác.
"Tôi đã trao đổi với Ngoại trưởng Libya về tiềm năng to lớn của hai nước cũng như khả năng viện trợ của Israel trong các vấn đề nhân đạo, nông nghiệp và quản lý nước", Ngoại trưởng Cohen cho hay. "Hai b🦋ên cũng thảo luận tầm quan trọng của việc bảo tồn di sản người Do Thái ở Libya, trong đó có cải tạo giáo đường Do Thái và nghĩa trang của người Do Thái ở nước này".
Tuy nhiên, theo Bộ N🥃goại giao Libya, Ngoại trưởng Mangoush đã từ chối gặp đại diện Israel và những gì xảy ra là "tình cờ, không chuẩn bị trước và không chính thức". Bộ này khẳng định cuộc gặp không bao gồm bất kỳ "thảo luận, thỏa thuận hoặc tham vấn nào", th🎃êm rằng bộ "hoàn toàn phản đối bình thường hóa" với Israel.
"Ngoại trưởng đã nhắc lại một cách rõ ràng quan điểm của Libya liên quan người Palestine", cơ quan này nhấn mạnh, đồng thời cáo buộc Israel cố "diễn gౠiải sự việc" như "cuộc gặp hoặc đàm phán".
Tin tức về cuộc tiếp xúc đã dẫn đến làn sóng phản đối ở Libya, quốc gia không công nhận Israel. Trên đường phố Tripoli và các vùng ngoại ô, nhiều người🧸 biểu tình phản đối bình thường hóa quan hệ với Israel. Biểu tình cũng lan sang các thành phố khác, nơi thanh niên chặn đường, đốt lốp xe và vẫy cờ Palestine.
Hội đồng Tổng thống Libya ra tuyên bố yêu cꦬầu Thủ tướng Dbeibah làm rõ những gì đã xảy ra. "Diễn biến này không phản ánh chính sách đối ngoại của nhà nước Libya, không đại diện cho sự kiên định của Libya và bị coi là vi phạm luật pháp", hội đồng cho hay, đồng thời yêu cầu Thủ tướng "💞áp dụng luật nếu cuộc gặp thực sự diễn ra".
Hội đồng Tổng th🌞ống, có một số quyền hành pháp và được hình thành từ tiến trình chính trị được Liên Hợp Quốc hậu thuẫn, bao gồm ba thành viên đại diện cho ba tỉnh cꦉủa Libya.
Hội đồng Nhà nước Cấp cao, cơ quan giữ vai trò cố vấn về chính trị Libya, bày tỏ sự "ngạc nhiên" trước thông tin cuộc gặp và cho 🅰biết nhữn🧸g người liên quan "phải chịu trách nhiệm".
Kể từ năm 2020, Israel chuyển sang bình thường hóa quan hệ ܫvới Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Bahrain, Morocco và Sudan thông qua "hiệp định Ab𝓀raham" do Mỹ làm trung gian. Tuy nhiên, chính phủ theo đường lối cứng rắn của Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã vấp phải sự chỉ trích từ các quốc gia Arab vì bạo lực gia tăng ở Bờ Tây và việc mở rộng khu định cư của người Do Thái trên vùng lãnh thổ Palestine tuyên bố chủ quyền.
Giống như một số quốc gia Bắc Phi khác, Libya có di sản Do Thái phong phú. Nhưng trong nhiều thập niên dưới sự lãnh đạo của Muammar Gaddafi, người ủng hộ mạnh mẽ Palestine, hàng n🌳ghìn người Do Thái đã bị trục xuất khỏi Libya và nhiều giáo đư🃏ờng Do Thái bị phá hủy.
Gaddafi bị lật đổ và giết năm 2011 trong cuộc nổi dậy do NATO hậu thuẫn, khiến đất nước này rơi vào tình trạng hỗn loạn và vô luật pháp hơn một thập niên. Đất nước bị chia rẽ về mặt chính trị với hai chính quyền tồn tại song song: chính phủ được Liên Hợp Quốc công nhận ở Tripoli, miền tây đất nước và chính phủ do lãnh đạo quân sự Khalifa Haftar dẫn dắt ở miền đông. Chính sách đối ngoại của Libya rất p💝hức tạp bởi nhiều năm xung đột và chia rẽ trong nội bộ.
Huyền Lê (Theo AFP, Reuters)