"Theo mô hình như ban nhạc The Beatles, các thành viên được ấn định và hợp tác cùng nhau hơn một thập kỷ", Ngoại trưởng Nhật Bản Yoshimasa Hayashi phát biểu trong cuộc gặp những người đồng cấp nhóm Bộ Tứ, gồm Mỹ, Australia Nhật Bản và Ấn Độ, tꦅại thủ đô New Delhi hôm nay.
"Bộ Tứ nên là một nhóm linh hoạt hơn, để những thành vi🍃ên The Beatles như Paul McCartney vẫn có thể phá♛t hành solo album", ông nói, nhắc tới nam ca sĩ đồng hát chính, đồng sáng tác và là guitar bass trong ban nhạc.
Ngoại trưởng 🦩Mỹ Antony Blinken cũng đưa ra quan điểm tương tự, cho rằng Bộ Tứ cần đượ💟c xây dựng theo mô hình linh hoạt.
"Có nhiều nhóm quốc gia khác nhau, một số là liên minh không chính thức, vài bên là quan hệ đối tác ít chặt chẽ h𝄹ơn. Một số làm việc trên cơ sở song phương, số khác trong các nhóm lớn", ông Blinken nói. "Ý tưởng thực sự là đảm bảo thành viên Bộ Tứ cùng thực hiện sứ mệnh của mình trong bất kỳ thử thách nào".
Ngoại ﷽trưởng Hayashi là người yêu âm nhạc. Ông đã gây ấn tượng mạnh với các đồng nghiệp trong G7 bằng màn trình diễn piano điêu luyện tại Liverpool, Anh, năm 2021. Ngoại trưởng Blinken cũng biết chơi guitar và từng phát hành các bài hát lấy cảm hứng từ nhạc rock cổ điển.
Bộ Tứ là cơ chế an ninh được Mỹ, Nhật, Australia và Ấn Độ thành lập nhằm ứng phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các nước Bộ Tứ nhấn mạnh họ không phải liên minh quân sự, mà hợp tác trong các lĩnh vực như an ninh, cứu trợ thảm họa. Trong khi đó, Trung Quốc cho rằng Bộ Tứ là "công cụ bá quyền" của Mỹ.
💛Tháng 5/2022, Bộ Tứ thông báo đầu tư hơn 50 tỷ USD trong 5 năm tới, hỗ trợ các dự án cꦿơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, cũng như nhất trí một sáng kiến hàng hải mới, nhằm tăng cường giám sát hoạt động trên các vùng biển trong khu vực.
Đức Trung (Theo AFP)