Ca sĩ thể hiện loạt tác phẩm Im lặng đêm Hà Nội, (Phú Quang), Tháng sáu trời mưa (Nguyên Sa), Bài không tên cuối cùng (Vũ Thành An). Giọng hát trầm, khàn đặc trưng, với những quãng lên bổng xuống trầm da diết của cô, chinh phục hơn 800 khán giả có mặt trong khán phòng. Mỗi lần nữ ca sĩ lên cao hay bỏ nhỏ hoặc giao lưu ngắn cùng người nghe, nꦬhững tràng vỗ tay vang lên. Giọng hát của cô gợi mở không gian nên thơ của phố với hoa sữa, những hàng cây, Hồ Gươm...
Sống ở Mỹ nhiều năm, mỗi lần nghĩ về quê hương, Ngọc Anh 3A nhớ đến những hàng cây trên phố phường Hà Nội. "Đó là nơi lưu giữ nhiều kỷ niệm vui, buồn của tuổi trẻ. Có thời điểm, tôi không dám đi bộ dưới tán cây vì nhớ đến nhiều chuyện buồn, cảm thấy trái tim như bị bóp nghẹt. Giờ đây, khi trái tim đã bình thản, tôi lại thích hoài niệm, có thể đi bộ dưới cây được đến 4, 5km", Ngọc Anh nói. Cảm xúc ấy được nữ ca sĩ đưa vào trong phần trình diễn bài Riêng một góc trời (Ngô Thụy Miên). Cô hát về cuộc🐻 tình đã qua lãng đãng, ẩn chứa những nỗi đau mơ hồ: "Tình như lá úa rơi buồn trong nỗi nhớ. Mưa vẫn mưa rơi. Mây vẫn mây trôi. Hắt hiu tình tôi".
Về nước sau hai năm dịch, Ngọc Anh 3A còn có nhiều cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Ngoài hạnh phúc khi gặp lại nhiều người thân, cô hụt hẫng vì nhạc sĩ Phú Quang - người thầy thân thiết - đã qua đời. Cô hát tưởng nhớ ông bài Romance 2 - ca khúc nói về nỗi buồ⛄n, sự tiếc nuối trong tình𒆙 yêu.
Nữ ca sĩ có phần song ca với Tùng Dương, khi thể hiện hai nhạc phẩm của nhạc sĩ Phó Đức Phương: Chảy đi sông ơi, Không thể và có thể. Cùng là hai nghệ sĩ 💯có cá tính mạnh, giọng hát khỏe, giàu nội lực, Ng✨ọc Anh, Tùng Dương bè, hát đôi ăn ý. Tiết mục gửi gắm thông điệp về sự đổi thay của cuộc đời, lòng người.
Ngọc Anh cũng lần đầu thể hiện nhạc phẩm làm nên tên tuổi cô ở sân khấu hải ngoại - Giết người trong mộng (Phạm Duy). Từng trải qua hôn nhân đổ vỡ, vài cuộc tình thất bại, cô dồn nén cảm xúc hát về tâm trạng bi thương của người con gái bị phản bội khi yêu. Khi cô hát điệp khúc, kh🎉án giả💙 liên tục hưởng ứng. Nghe những tiếng vỗ tay không ngớt, Ngọc Anh khóc vì xúc động. Cô hát thêm phần điệp khúc tặng khán giả.
Giám đốc âm nhạc của chương trình, nhạc sĩ Sơn Thạch, nỗ lực làm mới nhiều ca khúc quen thuộc, mang đến sự mới mẻ cho đêm nhạc. Ca sĩ Bằng Kiều hát Đâu phải bởi mùa thu của nhạc sĩ Phú Quang, một nhạc phẩm thường gắn với các giọng ca nữ, theo phong cách blues. Tùng Dương tiếp nối mạch cảm xúc về Hà Nội qua bài Em ơi, Hà Nội phố (Phú Quang). Ca sĩ Quang Dũng hát một số bài nhạc trẻ như Xin lỗi (Hồ Tiến Đạt), Vì anh thương em (Võ Hoài Phúc)...
Chương trình ghi điểm ở sân khấu đẹp mắt, được thiết kế gợi nhớ những bức tranh phố của Bùi Xuân Phái. Hình ảnh mái nhà cổ, hàng cây, ghế đá, cầu Long Biên... được tái hiện, hòa vào những làn khói bảng lảng, tạo cảm giác vừa gần gũi lại huyền ảo. MC Lê Anh dẫn dắt tình cảm, ru khán giả vào cảm xúc êm đềm qua những câu thơ, câu chu꧒yện về Hà Nội. Đêm nhạc gặp một số sự cố nhỏ về âm thanh, nhưng không ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể.
Khán giả Lan Anh (Hà Nội) cho biết thích không khí lãng mạn, nhiều cung bậc cảm xúc của đêm nhạc. Cô tâm đắc phần song ca Chảy đi sông ơi, Không thể và có thể của Tùng Dương, Ngọc Anh 3A. Diệu Linh (40 tuổi, Hà Nội) nói lắng nghe trọn vẹn từng bài hát trong ba tiếng chương trình diễn ra. Cô nhận xét mỗi nghệ sĩ mang màu sắc, cái hay riêng, đều bùng nổ trong mỗi tiết mục. Đêm nhạc mang tên Trở về ngày yêu thương, sẽ tiếp tục diễn tối 2/7.
Hà Thu (ảnh, video: Hòa Nguyễn)