Độc giả Trịnh Thu Hằng chia sẻ cảm nhận về ngôi làng cổ Yangdong, di sản văn hóa thế giới tại Hàn Quốc được UNESCO công nhận. Cô cho biết đây là nơi nổi tiếng với đa phần người Hàn, nhưng chưa nhiều người Việt đặt chân tới.
Ban đầu khi nghiên cứu lịch trình, chúng tôi hơi e ngại vì quãng đường khá dài🃏 và phải thay đổi mấy lượt tàu xe từ trung tâm Busan. Nhưng cuối cùng sự hiếu kỳ đã thắng. Chúng tôi phải đến để tận mắt nhìn xem ngôi làng tiêu biểu nhất của văn hóa truyền thống Hàn Quốc, niềm tự hào của xứ sở kim chi, ngoài đời thật trông như thế nào.
Bắt tàu điện trên tuyến Metro vàn🎃g của Busan, đi đến tận ga cuối là Nopo, chúng tôi mua vé xe bus số 27 để vượt 71 km đến Gyeongju - cố đô nghìn năm của Hàn Quốc. Tại ga Gyeongju, chúng tôi lại phải thêm một chặng xe buýt số 205 để đến được Yangdong, rồi cuốc bộ gầ🐲n 2 km từ bến mới vào được trong làng. Tất cả hết khoảng hai tiếng rưỡi và 8.350 won một người (150.000 đồng). Vé tham quan di sản thế giới hiếm có này chỉ 4.000 won (72.000 đồng) cho người lớn và 2.000 won cho học sinh, sinh viên.
Gyeongju đông đúc tấp tập khách du lịch, còn Yangdong lại rất vắng. Suốt mấy tiếng tham quan, chúng tôi không gặp một người nước ngoài nào, chỉ có một số gia đình Hàn Quốc đến ngắm cảnh. Bản thân Gyeongju đã là một quần thể di sản văn hóa thế giới, nhưng riêng làng cổ Yangdong lại được UNESCO công nhận là một hạng mục độc lập và giới thiệu là "một trong hai làng tộc lịch sử tiê🧸u biểu nhất ở Hàn Quốc, phản ánh văn hóa Nho giáo quý tộc đặc biệt của thời kỳ đầu triều đại Joseon" ౠ- triều đại huy hoàng nhất của đất nước này.
Nét "quý tộc đặc biệt" hiện ra dịu dàng mà choáng ngợp trước mắt chúng tôi, ngay từ phút đầu tiên nhìn thấy ngôi làng. Không khó để đoán rằng những quý tộc của triều đại Joseon đã mời thầy phong thủy giỏi bậc nhất cả nước để tìm địa cuộc tốt khi "quy hoạch" ngôi làng n🎃ày. Với vị thế "tựa sơn, hướng thủy", Yangdong nằm trong một khu vực cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của vùng núi Seolchang, có con sông và những cánh đồng꧋ lúa bao quanh, hùng vĩ...
Những mái nhà đã n𝔉ằm bên nhau gần 600 năm, phía dưới là nhà tường đất, lợp mái rơm rạ vàng ươm - khu nhà của những thường dân xưa kia. Càng lên cao trên triền núi, nhà càng to, đẹp và cầu kỳ với những cột kèo lớn bằng gỗ, mái ngói uốn cong tinh xảo mà trang nhã - đó là nhà của các gia đình quý tộc "yangban". Phân chia vị trí xây d🎀ựng cao thấp như vậy thể hiện rõ sự phân tầng giai cấp và trật tự xã hội thời Joseon. Thời đỉnh cao, từng có đến 360 hộ với hơn 2.500 người cư ngụ ở Yangdong, trong đó có nhiều quan chức triều đình. Nay làng chỉ còn 144 hộ với hơn 400 người sinh sống. Khu vực sản xuất, sinh sống và nghi lễ vẫn được gìn giữ hầu như nguyên vẹn về chức năng và cảnh quan.
Tổng thể khu làng mang dáng vẻ của một tấm tranh lụa thêu tay từ những vương triều cổ đại. Đất, đá, gỗ và rơm rạ làm nên ngôi làng. Chúng tôi không bắt gặp một bức tường xi măng cốt thép, một sân thượng mái bằng hay một cánh cửa xếp tự động nào. Những ngôi nhà ꧅có dáng vẻ và cấu trúc của hanok (kiểu nhà truyền thống) từ hàng trăm năm nay, trong đó có một số nhà được Chính phủ Hàn Quốc xếp hạng Bảo vật quốc gia.
Khácཧ với các phố cổ, làng cổ từng đi qua, ở Yangdong không có những cửa hàng lưu niệm, quán café sành điệu, hay những art gallery bắt mắt. Nơi đây chỉ có tiếng gió qua tán cây, những bức tường đất phủ rơm vàng và mái ngói màu đen khiêm nhường, trầm mặc nối tiếp nhau trong thanh tĩnh, y hệt như mấy thế kỷ trước. Trong khoảnh sân rộng thênh thang là hàng dãy chum sành, vại sành to tướng ủ tương đậu, ngâm 🐻kim chi, như thường thấy trong phim cổ trang Hàn Quốc. Có cả những chiếc giếng cổ xây bằng đá lặng lẽ dưới bóng cây cổ thụ. Nếu không có vài chiếc ôtô đỗ rải rác, chúng tôi tưởng như mình lạc vào một thời đại khác, một chiều không gian khác, yên bình mà quyến rũ theo cách riêng.
Ngôi nhà ấn tượng nhất mà chúng tôi đến là Gwangajeong House (nhiều nhà ở đây có tên riêng). Gwangajeong House mang hàm nghĩa "ngắm nhìn con cái lớn lên như hạt mầm trên cánh đồng". Mặt tiền không có tường bao, từ phòng khách có thể nhìn thẳng ra đồng lúa trước mặt. Một cây tuyết tùng lớn nằm nghiêng trước sân. Ngôi nhà được xây dựng bởi Son Jung-don, một vị quan lớn của triều đại Joseon cách đây nhiều thế kỷ, và cho đến giờ vẫn là nơi tụ hội của con cháu dòng họ Son, một trong hai dòng họ làm nên lịch sử của làng. Trong nhà có khu sarangchae (dành cho nam giới) và khu anchae (dành cho phụ nữ), và có cả một ngôi đền được trang trí rực rỡ - nơi thờ cúng tổ tiên, tất cả đều được bảo tồn rất tốt. Từ khung cửa, bạn có thể chụp những bức ảnh như tranh thủy mặc, với triền đồi xanh mướt, dòng sông lấꦜp lánh và tầng mây trắng phương Bắc. Mỗi bậc đá, mỗi bức tường gỗ, mái ngói đều toát lên hơi thở của triều đại Joseon, đẹp như cổ tích.
Thực ra, "đẹp" là một từ quá tầm thường để nói về Yangdong, bởi cái cảm giác xuyên không mà nó mang lại cho du khách, không thể có được ở bất kỳ điểm du lịch nào khác tại Hàn Quốc. Đã khám phá những đại đô thị như Seoul, Busan nườm nượp người ꦦvà xe, thì một ngày "đưa nhau đi trốn" ở lặng lẽ Yangdong là phần thưởng xứng đáng cho chặng đường mà chúng tôi qua.
Ra đến cổng làng, chúng tôi ghé vào quán ăn đầu tiên và duy nhất nhìn thấy. Đó như ngôi nhà của một gia đình định cư đã lâu trên đất làng. Dọc theo mảnh sân rợp bóng cây𒅌 là hai gian phòng khép kín cửa. Khi chúng tôi cất tiếng gọi, gian phòng đầu tiên có người mở cửa - đó là một gia đình Hàn Quốc đến tham quan và vừa dùng bữa. Họ chào mừng rồi giục nhau đứng dậy để nhường chỗ chúng tôi. Vì là nhà cổ, quán rất ít chỗ, không có ghế, thực khách ngồi bệt xuống sàn bên những chiếc bàn thấp. Chủ quán không biết tiếng Anh nhưng rất niềm nở, đãi chúng tôi bữa cơm đúng kiểu truyền thống gồm nhiều bát và đĩa bày mười loại rau củ muối chua, cơm trắng, canh rau và bánh khoai. Ba người ăn no bụng chỉ với 26.000 won (khoảng 470.000 đồng).
Chúng tôi rời Yangdong với lòng ngưỡng mộ những bậc tiền nhân đã dựn🤡g xây một không gian sống kỳ diệu như thế. Và càng ngưỡng mộ con cháu của họ vừa kế thừa vừa sống chung với di sản trong lòng xã hội hiện đại, mà không làm mất đi nét duyên dáng cổ kính của ngôi làng. Họ không chỉ bảo tồn mỗi ngôi nhà, mỗi bức tường, mà còn gìn giữ cả không gian rộng lớn của sông núi bao quanh để hậu thế còn được chiêm ngưỡng "cuốn tư liệu sống" đã 600 năm tuổi của triều đại Joseon.
Trịnh Hằng