Khi nhắc Amsterdam, Hà Lan, nhiều người vẫn thường nghĩ đến cảnh mọi người đạp xe trên con đường dọc những nhánh chia ♕nhỏ của dòng sông Amstel trong ngày rực nắng, giỏ xe có một bó tulip vừa mua ở chợ nổi Bloemenmarkt về.
Nhưng ngày tôi đến là tháng 1, Amsterdam đang trở mình sang xuân với thời tiết mưa phùn ẩm ương và những cơn gió lớn đủ để thổi bạt người đi bộ. Vì không thể đạp xe, thời gian eo hẹp, tôi chọn đi thăm m꧒ột số nơi, trong đó có Ngôi nhà Anne Frank.
Để đảm bảo trải nghiệm chất lượng cho những người đến sau, khách vào tham quan không được phép chụp ảnh hay quay phim trong nhà. Nhìn bên ngoài, Ngôi nhà Anne Frank cũng bình thường như những ngôi nhà xung quanh. Nhà ở 🌳Amsterdam cũng hẹp và cao tầng như nhà riêng tại Việt Nam. Nhìn những ngôi nhà xây san sát đứng cạnh bờ sông, bạn sẽ không tưởng tượng được Chái nhà phụ bí mật phía trong đã từng là nơi sinh sống của tám con người trong suốt hai năm ròng.
Chưa một lần đọc cuốn "Nhật ký An💝ne Frank", tôi đã nghĩ rằng mình phải "để dành" nơi này cho đến khi đã đọc sách xong mới tới. Nhưng nghĩ lại, quyết định này đã giúp tôi biết rõ hơn về giai đoạn lịch sử đen tối của dân tộc Do Thái.
Bước vào phía trong căn nhà, bạn sẽ chẳng còn thấy đồ đạc cũ đâu nữa vì chúng đã được dọn đi hết nhằm bảo quản địa danh lịch sử này. Tuy nhiên mỗi phòng đều có một tấm ảnh phục dựng lại hình ảnh bài𝓰 trí căn phòng trong thời kỳ gia đình Frank và 4 người Do Thái khác ở đây. Đường dẫn vào Chái nhà phụ nằm p𒀰hía sau một tủ sách tưởng như được đóng khít vào tường. Mỗi căn phòng ẩn giấu những mẩu nhật ký được phục dựng và trên tường treo các màn hình để người tham quan nghe được câu chuyện về Anne Frank.
Từ những thước phim tự liệu và câu chuyện kể của những người sống sót, bức tranh được ༺vẽ ra rõ hơn với tôi. Những con người đang sống trong hòa bình bỗng mang tội lỗi chỉ vì ♐họ sinh ra là người Do Thái.
Sáu triệu người Do Thái thiệt mạng trong thảm họa diệt chủng sau khi bị tách khỏi gia đình mình và bị tước đoạt quyền con người. Nếu không chết trong chuyến đi đến những trại tập trung, họ cũng chết vì bệnh tật, vì những thí nghiệm dã man ở trại ꧙hoặc vì hơi ngạt mà kẻ thù phun xuống đầu họ trong những phòng hơi ngạt tập thể.
Cuốn nhật ký mà Anne viếꦜt có thể chưa đem lại đủ cảm xúc cho người đọc, nhưng một khi đã đến thăm Ngôi nhà Anne Frank, người ta sẽ thấm được nỗi đau cho đến nay có lẽ vẫ𒁏n chưa nguôi.
Nhữn⛄g cửa sổ trong căn nhà đã dán kín. Giữa ban ngà💜y nhưng bạn không thể thấy được ánh sáng mặt trời trong những căn phòng bí bức đó. Chỉ có căn gác mái là nơi những cư dân của Chái nhà phụ được hít thở chút không khí trong lành trong hai năm ẩn náu.
Sau đó khi đọc "Nhật ký Anne Frank" tôi mới biết về những day dứt c🥂ủa Anne khi mình được chăn ấm đệm êm trong Chái nhà phụ trong khi bao nhiêu đồng bào bên ngoài bị bắt bớ giữa đêm, đưa lên tàu đến những trại tập trung. Cho dù cuộc sống của gia đình Anne chẳng thể gọi là thoải mái nhưng ít nhất họ còn được an toàn giữa làn bom đạn, giữa những tiếng súng vẫn nổ lên lúc nửa đêm.
Nếu như họ không bị bắt đi, có lẽ họ sẽ lại được sống cuộc đời bình thường như bao người khác. Otto Frank, cha của Anne là người duy nhất trong𝐆 tám người ở Chái nhà phụ sống sót trở về và cho thế giới được đọc những trang nhật ký v꧃iết giữa thời chiến.
Ngôi nhà Anne Fra🌳nk là nơi gây ấn tượng mạnh nhất trong chuyến đi ấy. Trong đầu tôi vẫn nghĩ đến câu nói của Omowale Luthuli, một khách du lịch Mỹ đến thăm địa danh lịch sử này: “Khi ta thấy những suy nghĩ mang tính thù địch về t🍎ôn giáo, về sự thượng đẳng của một chủng tộc, ta phải cố gắng dập tắt nó ngay từ trong trứng nước để nó không thể sinh sôi. Bởi vì dù ta có không muốn chứng kiến thảm kịch này lần nữa thì có thể nó sẽ lại xảy ra”.
Thủ đô Amsterdam tráng lệ và phồn hoa nhưng vẫn mang nặng nỗi đau chiến tranh như vậy. Không chỉ có Hà Lan, nhiều nước châu Âu khác cũng còn vết tích đau thương của 💙cuộc diệt chủng Do Thái, để cho người đời sau chứng kiến và thấm thía nỗi đau lịch sử của cả một thế kỷ.
Vì vậy đối với tôi Amsterdam không chỉ là hoa tulip hay những đôi guốc gỗ mà còn là những ngày tháng một thiếu nữ 14 tuổi (Anne Frank) đã phải sống mà không được khẳng định bản thân mình, trái n💦gược với sự tự do trên đường phố Amsterdam ngày nay.
Bài và ảnh: Thục Anh