Diễn ra tại Hà Nội tối 23/8, đêm biểu diễn của danh cầm người Pháp quy tụ 3.🐈000 khán giả ngồi kín các hàng ghế của Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Thế hệ 5x - 6x chiếm số đông, còn lại là 7x – 8x và một số em nhỏ được cha mẹ dẫn đi thưởng thức tiếng đàn của người nghệ sĩ mà họ coi là “thần tượng”.
Chương trình kéo dài khoảng 90 phút. Hỗ trợ cho Richard Clayderman ngoài dàn nhạc dây của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam còn có đĩa playback với phần trống và âm thanh điện tử thu trước. Nghệ sĩ chơi những bản nhạc cũ gắn với tên tuổi mình, bản hòa tấu được phối lại từ các tác phẩm nổi tiếng và cả những bản nhạc mới trong album gần đây nhất của ông là Romantique, ra mắt năm 2013.
Sau 40 năm hoạt động âm nhạc, ở tuổi 60, Richard Clayderman vẫn giữ được phong thái hào hoa của người nghệ sĩ Pháp, thể hiện ở giọng nói, nụ cười thân thiện và bàn tay lướt trên những phím đàn. Mỗi lần ông cất giọꦰng giao lưu bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp hoặc pha trò, khán giả lại được dịp phấn khích và vỗ tay. Thời gian không còn giữ được hình ảnh chàng trai Pháp lãng mạn có đôi mắt mơ màng như trên bìa đĩa, nhưng nụ cười và ánh mắt củ🧸a Richard vẫn gợi được cho khán giả, đặc biệt là những ai trải qua thời kỳ 1980 – 1990, nhữn🔯g ký ức ngọt ngào. Tuy vậy, về phần nghe của đêm nhạc, họ khó có thể tìm được cảm xúc mà băng cassette hay đĩa CD năm xưa mang lại𓄧.
Vào những năm 1980, khi cuộc sống còn cực khổ, Richard đã đem sự hào nhoáng của phương Tây tới với người🧜 nghe nhạc Việt Nam. Ông dễ dàng trở thành dấu ấn mạnh mẽ cho một thời kỳ. Trải qua nhiều năm, thời gian cũng khiến gu thưởng thức của khán giả ngày một cao hơn, có nh🧸ững đòi hỏi khắt khe hơn với người nghệ sĩ.
Trong đêm nhạc "Richar🔯d Clayder🍃man in Concert by VPBank", Richard Clayderman sử dụng rất nhiều “kỹ xảo” từ đĩa playback để hỗ trợ cho phần chơi đàn của mình. Nhịp trống và các âm thanh điện tử bè cho tiếng đàn của Richard nhưng không hòa quyện, tạo nên cảm giác hời hợt và thiếu chiều sâu, như thể ông đang đánh theo một đĩa playback thu sẵn. Vang lên trong khán phòng của Trung tâm Hội nghị, từng nốt nhạc phát ra từ chiếc dương cầm không du dương, lãng mạn như nó từng được mến mộ, mà giống như tiếng 💯của đàn organ dùng để tạo ra âm thanh midi phục vụ cho các video karaoke trên máy tính.
Ngay cả bản nhạc nổi tiếng nhất của Richard Clayderman là Ballade pour Adeline cũng khó mang lại cho người nghe cảm giác cũ. Vị nghệ sĩ người Pháp cũng "cover" một loạt bản hit của nhóm ABBA, ca sĩ Stevie Wonder hay những giai điệu trong phim Titanic nhưng tất cả đều thiếu sự hòa quyện mà giống như chắp vá, cách chu🦋yển giai điệu không ăn nhập và dễ dàng lướt qua tai.
Bản nhạc Mariage d'amour của Richard Clayderman vốn được khán giả Việt Nam rất yêu mến lại không được chơi. Thay vào đó, ông thể hiện nhiều bản nhạc mới hơn nên đôi ch🍨ỗ tạo cảm giác lạ lẫm.
Đêm nhạc phần nào lý giải vì sao nhiều nhà phê bình hay nhạc sĩ trên thế giới lại cho rằ🌄ng Richard Clayderman có kỹ thuật hạn chế, trình diễn nhạc mang chất tính thương mại khi đã chơi các bản nhạc cổ điển ở dạng cách điệu. Nhạc của ông có thể vẫn thu hút số đông, nhưng khó làm hài lòng những tai nghe nhạc khắt khe.
Tuy nhiên, cuộc hội ngộ với Richard Clayderman ít nhiều làm thỏa ꦛmãn khán giả thủ✨ đô ở một số khía cạnh về mặt tinh thần. Màn hình vẫn sử dụng những hình ảnh t༒ừ thời trai trẻ của ông, đôi khi lồng ghép hình ả♕nh thiên nhiên gợi nhớ tới những chương trình truyền hình từng sử dụng nhạc Richard Clayderman làm nhạc hiệu.
Sau đêm diễn tại Việt Nam, Richa🅰rd Clayderman tiếp tục lên đường tới Mexico để biểu diễn vào ngày 31/🍎8. Từ nay đến cuối năm, ông sẽ còn bốn đêm diễn ở Israel vào tháng 9, bốn đêm diễn ở Nam Phi vào tháng 10 và hai đêm diễn ở Đài Loan vào tháng 12.
Kim Phong