Lithuania là đất nước chịu ảnh hưởng của Thiên Chúa giáo. Người ta cho rằng, những cây thánh giá đầu tiên bắt đầu có mặt ở khu ngoại ô này vào khoảng thế kỷ 13, ngay sau khi thành phố Siauliai được thành lập. Từ đó có rất nhiều thánh giá được mang đến đặt ở đây.
Năm 1831, ngọn đồi thánh giá trở thành địa điểm đấu tranh chính trị và tôn giáo của Lithuania. Những cây thánh giá đặt ở đây để tưởng nhớ người chết và mất tích trong giai đoạn lịch sử này.
Đến thế kỷ 20, Lithuania cũng là nước chịu ảnh hưởng nặng nề của hai cuộc chiến tranh thế giới. Mặc dù có nhiều thứ bị phá hủy nhưng ngọn đồi thánh giá vẫn được gìn giữ và duy trì bằng cách này hay cách khác.
Minh chứng cho điều đó là ngoại ô Siauliai chỉ có khoảng 150 cây thánh giá vào đầu thế kỷ 20. Nhưng đến năm 1940, khi Lithuania đánh dấu 20 năm độc lập kể từ sau chiến tranh thế giới thứ nhất cũng là lúc thánh giá ở đây tăng lên 400 cây. Và ngày nay con số này đã lên đến hơn 100.000.
Ngọn đồi thánh giá có vẻ ngoài cổ quái nhưng đây thực sự là tác phẩm được tạo nên một cách tự nhiên từ tấm lòng của con người. Không cá nhân hay tổ chức nào đứng ra thiết kế hay giám sát việc hình thành ngọn đồi kỳ lạ này. Ngay cả bạn cũng có thể để lại những cây thánh giá nếu muốn. Thường du khách hay viết những lời nguyện cầu trên cây thánh giá và đặt ở bất cư nơi nào. Những thánh giá nhỏ không cắm được xuống đất sẽ được treo lên những thánh giá lớn hơn, cứ thế lớp này đến lớp kia tạo nên ngọn đồi thánh giá.
Có rất nhiều người Lithuanian sùng đạo hành hương lên ngọn đồi và đặt những cây thánh giá tượng trưng cho lòng thành với Chúa. Những nhà chức trách cũng nhận thấy cư dân của đất nước nhỏ bé này luôn cố gắng giữ gìn tôn giáo và truyền thống của họ có từ xưa. Bởi vậy, dù đã bị san phẳng 3 lần trong lịch sử nhưng ngọn đồi thánh giá chưa từng bị "xóa sổ" khi những cây thánh giá mới tiếp tục được mang về.
Thậm chí, chính phủ từng có kế hoạch xây dựng một con đập ở dòng sông gần nơi này. Nếu thành công, ngọn đồi thánh giá có thể bị chôn sâu dưới 50 m nước. Tuy nhiên, do kinh phí cho việc di dời nhà cửa và mọi thứ xung quanh quá cao nên ngọn đồi "sống sót" và tồn tại cho đến ngày nay.
Giáo hoàng John Pau🐼l IIꦍ từng đến thăm ngọn đồi thánh giá và tuyên bố nơi này chính là ngôi nhà của hy vọng, tình yêu, hòa bình và sự hy sinh.
Xem thêm hình ảnh về ngọn đồi thánh giá
Nam Trần (Theo kuriositas.com).