Thứ hai, 25/11/2024
Thứ ba, 29/11/2022, 17:38 (GMT+7)

Ngư dân được mùa ruốc

Quảng TrịDọc 20 km bờ biểౠn từ xã Trung Giang đến Triệu An, hàng nghìn thuyền máy chạy dọc bờ đánh bắt ruốc, thu tiền triệu mỗꦛi ngày.

6 ngày qua, vùng biển cách bờ 150 đến 200 m,🐭 kéo dài khoảng 20 km dọc qua các xã Trung Giang, Gio Hải, thị trấn Cửa Việt (huyện Gio Linh) và Triệu An (huyện👍 Triệu Phong), con ruốc, hay còn gọi là tép biển, moi, khuyếc, xuất hiện dày đặc.

Sáng 29/11, hàng nghìn thuyền đánh cá công suất dưới 10 C💜V ken dày trên vùng biển này đánh bắt r🌳uốc.

Một thuyền chở đầy ruốc ở giữa khoang. Ngư dân ra khơi lúc 5h và✤ kết thúc công việc khoảng 15h.

Lưới đánh bắt mắt nhỏ, dài⭕ kh🌠oảng 20 m, được căng rộng miệng phía sau thuyền rồi kéo đi dọc bờ biển. Phía cuối lưới có túi nhỏ được buộc lại phần đáy để giữ con ruốc.

Ruốc là loꦑài nhuyễn thể màu hồ👍ng nhạt, kích thước nhỏ.

Ông Hồ Xuân Thủy,✱ Phó chủ tịch xã Gio Hải, đánh giá đợt ruốc này lớn nhất trong ba năm qua. Thông thường, mỗi năm có 1-2 đợt ruốc, nhưng sản lượng chỉ khoảng 70-100 kg mỗi thuyền một ngày, và cũng chỉ kéo dài 2-3 ngày. Đợt này ngư dân trúng đậm, có thuyền bắt được 1,8 tấn một ngày, còn trung bình mỗi thuyền khoảng 200 kg mỗi ngày.

Ngoài ra, đợt ruốc này kéo dài bất thường đến n🐠ay là 6 ngày, dự báo còn có thể đánh bắt thêm hai ngày nữa, trước khi gió mùa đông bắc tràn về.

Năm gần nhất ngư dân đánh được ruốc là 2020.

H♌ai ngư dân vừa cập bờ, đổ ruốc vào giỏ nhựa để vợ và người nhà đưa lên bờ phơi khô.

Ngư dân Hồ Văn Sáng, 52 tuổi, cho hay từ 5h30 đã cùng bạn thuyền ra khơi đánh bắt. Hôm 28/11, ông bắt được 7 tạ ruốc, hôm trước đó được một tấn. Đầu năm nay có một đợt🌟 ruốc, nhưng ít, năm ngoái không có.

Nhóm ngư dân 🔯và thương lái phụ nhau đẩy xe chở đầy ruốc vư🦋ợt bờ cát.

Dự báo ngày 30/11, gió mùa đông bắc tràn về, biển động, ruốc sẽ hết nên tất cả ngư dân cố gắng chạy đua đánh bắt. Bà Nguyễn Thị Danh mang cơm, nước lọc, sữa và thuốc lá ra sát🥀 mép biển để chồng mang lên thuyền ăn trưa trên biển.

ꦐMột người dân thấy ruốc được mùa nên ghé mua về chế biến thức ăn. Ruốc tươi có thể dùng nấu canh, làm gỏi, xào...

Tuy nhiên, phần lớn người dân chọn phơi khô ruốc vì có giá hơn. Cạnh bờ biển là tuyến đường rộng rãi🐼, người dân phơi ruốc giữa lòng đường. Ruốc phải phơi nắng hoặc chế biến ngay sau đánh bắt. Sau hai tiếng, chúng bị nhão, không sử dụng được.

Nắng to, con ruốc phơi khoảng 3 🃏tiếng là khô, phơi quá nắng sẽ không ngon.

Chị Bùi Thị Cẩm cho hay ruốc bán 7.000-10.000 đồng/kg, đến cuối 🐼giờ chiều thì chỉ còn 5.000 đồng. Ruốc khô bán 40.000-50.000 đꦍồng/kg. Bốn kg tươi sẽ cho một kg khô.

6 ngày vừa qua, tối nào chị Cẩm cũng ngủ lúc 1-2h sáng, thức dậy 5h sáng đi phơi ruốc. "Buổi tối tôi thức xay ruốc 🥂làm mắm, do thuyền vào muộn bán không ai mua, phơi không được", chị Cẩm giải thích.

Với các mẻ đánh bắt vào lúc chi𒅌ều muộn, người dân trộn với muối, phơi và ủ trong 6 tháng để làm mắm ruốc.

Ông Hồ Xuân Thủy, Phó chủ tịch xã Gio Hải, c♓ho hay riêng xã này có 200 tàu gần bờ tham gia đánh bắt ruốc. "Lấy sản lượng trung bình 2 tạ tươi mỗi ngày mỗi thuyền, 6 ngày qua ngư dân toàn xã thu khoảng 1,7 tỷ đồng", ông Thủy ước lượng.

Ngư dân thu tiền triệu nhờ được mùa khuyếc
 
 
Ngư dân đánh bắt ruốc. Video: Hoàng Táo

Hoàng Táo