Bệnh 𓂃nhân đến Bệnh viện mắt Hoa Lư trong tình trạng ngứa vùng mắt, sẩn đỏ giác mạc. Tại Khoa khám bệnh, bác sĩ Trịnh Thế Sơn kiểm tra mắt dưới kính hiển vi, phát hiện nhiều ký sinh trùng và trứng bám vào mi mắt.
Ê kíp gây tê tại chỗ, lấy ra hàng chục ký sinh trùng rận mu và trứng của chúng. Bệnh nhân được vệ sinh khu vực mắt bằng dung dịch chuyên dụng, kê đ💫ơn thuốc sử dụng tại nhà.
Người phụ nữ chia sẻ bị ngứa vùng mắt một năm nay, gần đây ngứa nhiều hơnꦡ khiến chị không thể ngủ, đã mua thu⛄ốc về nhỏ nhưng không khỏi.
Bác sĩ nhận định hiện tượng ngứa mắt do ký sinh trùng rận mu như trường hợp trên là rất hiế﷽m.
Rận mu còn được gọi là rận mi, rận lông mu, rận bẹn, là 𓄧một loài thuộc côn trùng hút máu, sống và sinh sản chủ yếu ở vùng mu, bộ phận sinh ♍dục hoặc các vùng như lông mày, mi, râu, ria mép, nách.
Côn trùng gây bệnh rận mu có kích thước nhỏ hơn các loại rận khác, vì thế mọi người thường chủ quan và không phát hiện ra💛. Sau khi sống trên vùng lông mu, rận trưởng thành sẽ sinh sản, phát triển. Thông thường, trứng rận sẽ nở sau khoảng 7-10 ngày, hút⛄ máu vật chủ để tồn tại. Đây cũng là nguyên nhân gây nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh.
Khi bị rận mu bâu mi mắt, bệnh nhân thường cảm thấy ngứa, sẩn đỏ hoặc có các vảy màu đỏ sẫm ở mi và lông mi. Nếu quan sát kỹ sẽ thấy trứng và ꧟rận trưởng thành, ở một mắt hoặc cả hai.
Các bác sĩ khuyến cáo k✨hi có triệu chứng nghi ngờ ꦜbị nhiễm rận mu, cần đến cơ sở y tế điều trị kịp thời và được tư vấn cách phòng tránh lây lan. Mọi người nên vệ sinh sạch sẽ cơ thể và nhà ở vì ký sinh trùng có thể trú ngụ mọi nơi.
Thúy Quỳnh