Ngày 🦄2/3, ông Khổng Minh Tuấn, Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết bệnh nhân ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông, tự điều trị sốt tại nhà nhưng không đỡ. Bốn ngày sau, người đàn ông khám🐻 tại Bệnh viện Quân y 103, kết quả cấy máu dương tính với Streptococcus suis (vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn).
Đây là trường hợp n💦hiễm liên cầu lợn đ🍸ầu tiên trong năm 2023 được CDC Hà Nội ghi nhận. Bệnh nhân được điều trị theo phác đồ, hiện đã hồi phục và ra viện.
Theo Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), liên cầu khuẩn lợn là bện♉h lây truyền từ động vật sang người, chưa có bằng chứng bệnh lây từ người sang người. Hầu hết ca bệnh đều liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các món đồ chưa nấu chín như nem chạo, nem chua.
Tuy nhiên, một số trường hợp không ăn tiết canh꧟, không giết mổ lợn vẫn mắc bệnh. Nguyên🏅 nhân là do ăn thịt lợn nhiễm bệnh tái sống, hoặc tiếp xúc với lợn bệnh thông qua các tổn thương, trầy xước trên da khi chế biến.
Vi khuẩn gây bệnh liên cầu lợn bị tiêu diệt hoàn toàn khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Vì thế, để phòng bệnh, người dân không nên giết mổ lợn ốm chết, không xử lý thịt lợn sống bằng tay trần, nhất là khi có vết thương ở tay. Nên đeo găng tay khi tiếp xúc vớ♛i thịt lợn tái hoặc sống, rửa tay ꦯsạch sau khi chế biến thịt.
Người bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn có thể bị nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ hoặc kết hợp cả hai. Tùy từng thể mà bệnh diễn biến nặng🍎 hay nhẹ, có trường hợp ngay từ đầu đã nhiễm khuẩn nặng.
Thời gian ủ bệnh có thể vài tiếng đến 4-5 ngày, 🐠tùy cơ địa mỗi người. Dấu hiệu là sốt nóng, lạnh, buồn nôn, nôn và đi ngoài n🍒hưng không đi nhiều lần, dễ lầm tưởng với các rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm thông thường.
Người bệnh cũng có biểu hiện đau đầu, ù tai, 🎃điếc, cứng gáy, tri giác lơ mơ, xuất hiện các ban hoại tử trên da do nhiễm trùng huyết, viêm màng não mủ.
Bệnh được điều trị bằng kháng sinh,🐈 thời gian kéo dài, kết hợp lọc máu, hỗ trợ hô hấp🀅 và tuần hoàn. Bệnh nhân bị liên cầu khuẩn lợn thể viêm màng não mủ có thể phải điều trị ít nhất ba tuần, bị nhiễm khuẩn huyết phải điều trị đến hai tháng, chi phí hàng trăm triệu đồng.
Các bác sĩ điều trị khuyến cáo bệnh nhân có thể tử vong nếu điều trị muộn. Tỷ lệ tử vong do nhiễm liên cầu lợn là khoảng 7%. Nếu bệnh nhân được cứu sống, tỷ lệ di chứng cũng rất cao, khoꦜảng 40%.
Thúy Quỳnh