😼Bà Nguyễn Thị Minh (70 tuổi, ngụ quận 10, TP HCM) bị đái tháo đường 6 năm nay. Cuối tháng 2, bà phải nhập viện do nhiễm cúm. Bệnh nhân cho biết lúc đầu thấy triệu chứng đau họng, sốt nhẹ, chảy nước mũi, bà mua lá về xông và uống thêm vitamin C, nghĩ vài ngày sẽ khỏi. Tuy nhiên, bệnh ngày càng nặng thêm, bà khó thở, đau tức ngực khi ho hoặc thở gấp, thỉnh thoảng đau nhói từng cơn, người vã mồ hôi và mệt lả đi. Bệnh nhân đi khám ở khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, được chẩn đoán viêm phổi, biến chứng từ cúm trên nền bệnh lý đái tháo đường.
🥂Theo bác sĩ CKII Mã Thanh Phong, khoa Nội tổng hợp, BVĐK Tâm Anh TP HCM, khi vào cơ thể virus cúm sẽ gây ra các triệu chứng như đau họng, hắt xì, sổ mũi, người mệt mỏi. Sau 48-72 giờ, với người có thể chất, sức đề kháng tốt, các triệu chứng sẽ nhẹ dần và hết bệnh. Đối với người lớn tuổi, người có bệnh nền như đái tháo đường, hen suyễn, tim mạch... virus sẽ tấn công đường hô hấp dưới như phế nang gây viêm phổi; hoặc biến chứng ở các bộ phận khác như viêm cơ tim, viêm màng não, gây hội chứng yếu liệt tứ chi. Người có bệnh nền rất cần tiêm vaccine cúm hằng năm để hạn chế nguy cơ mắc bệnh, nếu có mắc cúm thì triệu chứng cũng sẽ nhẹ hơn, nguy cơ tử vong thấp hơn.
ꦕ nguy hiểm ở người mắc đái tháo đường là vì những người này có hệ miễn dịch bị suy yếu. Người bệnh dễ bị nhiễm trùng thứ phát do virus cúm khiến tình trạng cúm nặng hơn, nền bệnh mạn tính cũng xấu hơn. Phần lớn bệnh nhân đái tháo đường thường gặp khó khăn trong điều trị tình trạng nhiễm trùng. Bất kỳ bệnh lý nhiễm trùng nào cũng làm tăng lượng đường trong máu, thay đổi các chỉ số, dẫn đến kháng insulin khiến cho tình trạng bệnh và sức khỏe tổng thể đi xuống. Theo thống kê của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC), khoảng 30% người lớn nhập viện do cúm là bệnh nhân đái tháo đường.
🙈Người bệnh đái tháo đường thường còn mắc thêm một số bệnh mạn tính khác như cao huyết áp, suy tim, bệnh thận... Trong khi đó, cúm cũng gây biến chứng nặng ở các bệnh lý này, dẫn đến bệnh chồng bệnh. Do vậy, việc phòng cúm cho người bị đái tháo đường là rất quan trọng.
Theo bác sĩ CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống trung tâm tiêm chủng VNVC, vaccine cúm có thể giúp giảm 70-90% nguy cơ mắc bệnh. Đối với bệnh nhân có bệnh lý nền, tiêm vaccine cúm giúp tránh các biến chứng nguy hiểm, giảm nguy cơ nhập viện và tử vong. Theo một báo cáo được công bố trên Tạp chí Dịch tễ học và Nhiễm trùng (Mỹ), vaccine cúm có thể giúp giảm 79% tỷ lệ nhập viện do cúm ở bệnh nhân đái tháo đường. Một nghiên cứu khác trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada cho thấy, người bệnh đái tháo đường được tiêm 🐽 có tỷ lệ tử vong do tất cả nguyên nhân thấp hơn 24% so với người không tiêm chủng.
𓆏Người bị đái tháo đường và các bệnh mạn tính khác, đặc biệt là người cao tuổi nên chú ý thực hiện các biện pháp phòng cúm như thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, súc miệng; giữ không gian ở thoáng mát và thường xuyên vệ sinh các vật dụng dùng chung như tay nắm cửa, vật gia dụng. Nên tiêm vaccine cúm mỗi năm một lần.
💦Việt Nam hiện có vaccine cúm tứ giá thế hệ mới như Vaxigrip Tetra (Pháp), Influvac Tetra (Hà Lan), GC Flu Quadrivalent (Hàn Quốc), phòng ngừa 4 chủng virus cúm nguy hiểm đang lưu hành là hai chủng cúm A (A/H1N1, A/H3N2) và hai chủng cúm B (Yamagata và Victoria). Vaccine phát huy hiệu quả sau tiêm khoảng 2-3 tuần. Vaccine cúm cần tiêm nhắc lại mỗi năm một lần để đạt miễn dịch tối đa.
꧅Hơn 100 trung tâm tiêm chủng VNVC toàn quốc cung ứng đầy đủ, số lượng lớn các vaccine này, giá ưu đãi và cả miễn phí tiêm cho người dân.
Giang Lê