Trường hợp trên là Minh Khoa, được 🍌phẫu thuật gওhép thận hôm 14/6, sau hai năm chờ đợi vì dịch Covid-19.
Trước đó, khi hoàn thành kỳ thi vào lớp 10, Khoa thấy người nhợt nhạt, mệt mỏi, chán ăn, hay đau bụng. Bác sĩ phòng khám gần nhà thấy huy💙ết áp c🌺ủa Khoa cao, biểu hiện thiếu máu, người bị phù, nghi ngờ bệnh thận, khuyên vào viện nhi gấp. Đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng 1, bác sĩ kết luận bệnh nhân suy thận, phải lọc máu chạy thận một tuần hai lần.
Hết tuổi điều trị nhi đồng, Khoa chuyển đến chạy thận tại Bệnh viện Thống Nhất, đồng thời chuẩn bị cho ca mổ thay thế thận. Người bố 51 tuổi giành phần hiến thận vì mẹ Khoa phải đảm đương v🅠iệc buôn bán, là người lo kinh tế chính trong nhà, còn bản thân ông chỉ chở hàng phụ vợ.
"Không đắn ✤đo, suy nghĩ gì về sau cả, chỉ mong cꦅứu được con", người bố nói.
Sau ca mổ, người bố khỏe mạnh xuất viện, chức năng quả thận còn lại rất tốt. Còn sức khỏe người con cũng tiến triển thuận♐ lợi, có thể đi lại bình thường, dự kiến xuất🃏 viện hôm nay.
"E𒁃m cảm thấy rất khỏe, háo hức được trở lại trường vào tháng 9", Khoa nói.
Lý giải về ca mổ này, bác sĩ Nguyễn Bách, Trưởng Khoa Nội thận Lọc máu, Bệnh viện Thống Nhất, nói những trường hợp bố mẹ, anh chị em ruột hiến thận thường rất thuꦬận lợi về hòa hợp miễn dịch, thêm yếu tố tuổi còn trẻ nên bệnh nhân hồi phục nhanh.
Khoa là một trong hai trường hợp đầu tiên được phẫu thuật ghép thận tại Bệnh viện Thống Nhất, với sự hỗ trợ của Bệnh viện Chợ Rẫy. Sau thành công này, bệnh viện sẽ duy trì thường xuyên việc ghép tạng, trở thành kỹ thuật thường quy. Giai đoạn đầu, đơn vị sẽ ghép mỗi tháng một ca để có thời gian chuẩn bị, theo dõi bệnh nhân sau ghép kỹ l♎ưỡng. Hiện, bệnh viện chạy thận nhân tạo cho khoảng 200 bệnh nhân, theo dõi lọc màn♏g bụng khoảng 100 trường hợp.
Phó giáo sư, tiến sĩ Thái Minh Sâm, Trưởng Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện Chợ Rẫy, ch🍸o biết n🐼ơi này sẽ hỗ trợ Bệnh viện Thống Nhất trong 10 ca ghép đầu tiên, sau đó sẽ tiếp tục hỗ trợ những ca khó nếu cần.
Ghép thận là phương ꧅pháp điều trị hiệu quả, chất lượng cao, chi phí thấp so với các phương pháp như chạy thận nhân tạo, lọc màng bụng cho bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối. Nhiều người sau khi ghépꦰ thận đã đi học, làm việc bình thường, lập gia đình, sinh con khỏe mạnh, điều mà các phương pháp khác khó làm được.
Theo phó giáo sư Sâm, tại nhiều nước, nguồn hiến từ người chết não chiếm gần một nửa, giúp nhiều người bệnh có được nguồn tạng để ghép. Nguồn thận hiến tại Việt Nam chủ yếu là người cho sống, khiến nhiều bệnh nhân không có cơ hội tiếp cận. Phát triển nguồn🌟 tạng hiến người chết đang là mô hình các hội ghép tạng trên thế giới và Việt Nam hꦉướng đến.
Lê Phương