Nhà ông Nguyễn Chí Thọ và bà Nguyễn Thị Quyên (cùng sinh năm 1955) nằm trong con ngõ 127 Văn Cao, Hà Nội. Khi được đề nghị chia sẻ về câu chuyện của mình, ông Thọ chỉ cười khiêm tốn: "Có gì đâu mà viết. Vợ chồng tôi lꦰuôn nhắc nhau, chỉ cần yêu thương thực sự thì sẽ vượt qua mọi khó khăn, gian khổ".
Vừa massage chân tay cho vợ, ông Thọ vừa kể, hai🦩 người vốn ở chung làng, chung xóm tại huyện Hoài Đức (Hà Nội). Lớn lên, họ có tình cảm với nhau khi bước vào học chung trường phổ thông. Sau đó, hai người cùng đi làm công nhân, rồi kết hôn khi vừa bước sang tuổi 20.
Một năm sau, vợ chồng ông sinh bé đầu lòng rồi sau đó lần lượt có thêm hai con. Cuộc sống khó khăn, vất vả, vợ chồng ông ngoài làm công nhân còn chạy chợ, giao hàng cho các quán ăn trong thành phố, vừa nuôi con ăn học vừa tích góp để sửa chữa căn nhà cấp bốn đang ở. Năm 1990, ông Thọ nghỉ hưu sớm, ha꧂i năm sau, bà Quyên cũng về. Nhận một khoản tiền theo trợ cấp, ông bà mua ha🍃i chiếc máy khâu để gia công đồ may mặc ở nhà. Nghèo khó là thế, nhưng hàng xóm chưa một lần thấy hai vợ chồng họ to tiếng.
Bi kịch của gia đình ông bắt đầu từ năm 1993. Vào một buổi trưa hè, khi cả nhà đang ăn cơm thì bà Quyên bỗng làm rơi chiếc bát đang cầm trên tay. Vào viện, các bác sĩ kết luận, bà bị tai biến. Vậy là khoản tiền 50 triệu đồng hai vợ chồng dành dụm để sửa nhà, ông Thọ ꧟đổ hết vào chữa bệnh cho vợ. Bà nằm viện được 10 ngày thì chuyển sang hôn mê sâu và sống thực vật. Nửa năm s⛦au, khi mọi vật dụng trong nhà đã được bán hết để lấy tiền trị bệnh cho vợ, ông quyết định đón bà về nhà để tiện chăm sóc. Ông vẫn luôn nhớ rõ lời dặn của các bác sĩ trước khi về: "Bà ấy có thể tỉnh lại nhưng người chăm sóc cần chu đáo, nhẹ nhàng và không cáu gắt".
Khi con trai đầu vừa nhập học Đại học Thủy sản Nha Trang, ôꦡng Thọ cùng hai người con sau bắt đầu "chiến dịch" cứu vợ, cứu mẹ. Ông bỏ việc may gia công sang làm mộc ở nhà để có nhiều thời🌊 gian chăm sóc vợ hơn. Căn nhà cấp bốn mái đã thủng lỗ chỗ, mùa mưa, nước ngập đến thành giường. Bố con ông kê gạch, đặt giường lên cao để lấy chỗ ngủ. Thấy thế, họ hàng hai bên gom góp mỗi người cho một ít, năm 1997, ông cải tạo lại căn nhà cũ thành nhà có gác xép để tiện sinh hoạt.
Mộtꦦ ngày của ông Thọ bắt đầu từ 5h sáng và kết thúc lúc nửa đêm. Vừa thức giấc, việc đầu tiên ông làm là xem bà như thế nào. Dù vợ còn hôn mê, ông vẫn hỏi "bà ngủ ngon không?" rồi 🀅vệ sinh cá nhân, cho bà ăn. Xong xuôi mọi việc, hai con đã đi học, ông bắt đầu công việc lúc 8h sáng. Vài ba tiếng, ông lại vào trông xem bà có thay đổi gì không... Chiều tối, các con giúp bố trông nom, trò chuyện với mẹ. 10h tối, ông xoa bóp các cơ khớp, bấm huyệt cho bà. Vừa làm, ông vừa nói chuyện với bà như khi bà còn tỉnh táo... rồi nằm xuống cạnh vợ.
"Các con có thể giúp bố tắm rửa, cho mẹ ăn, nhưng trị liệu thì chỉ có tôi♎ mới làm được. Ốm, tôi cũng không dám, bởi nếu tôi nằm một chỗ thì ai lo cho mấy miệng ăn trong nhà và lấy tiền đâu chữa bệnh cho vợ?", ông Thọ nhớ lại.
Khi người con đầu là Nguyễn Chí Trường định nghỉ học để làm thêm phụ giúp bố, ông đã ngăn lại: "Bố còn cố gắng được, con không thể nghỉ học. Chữa bệnh cho mẹ còn lâu dài, con phải học để có cơ hội làm giàu giúp gia đình sau này". Sau giờ học, anh Trường đi làm thêm phụ giúp bố. "Dù bà ấy không tỉnh lại nhưng tôi muốn các 🍎con ngày ngày nhìn thấy mẹ. Hành động của tôi sẽ làm gương cho con học tốt", ông Thọ chia sẻ.
Dù vợ luôn chỉ nằm bất động, trong tiềm th🌺ức, ông Thọ vẫn luôn tin rằng, sớm muộn gì bà Quyên sẽ tỉnh lại. Nhưng ông không ngờ điều kỳ diệu ấy lại xảy ra chỉ sau 3 năm. Nhắc lại ngày đặc biệt đó, ông xúc động trào nước mắt. "Hôm ấy, tôi vừa làm vừa trò chuyện với bà ấy. Bỗng nhiên mi mắt bà ấy nhấp nháy, bàn tay có chút cử động. Vui mừng rơm rớm nước mắt, tôi gọi các con lại. Bà ấy nằm đó, đảo mắt nhìn mọi người nhưng không nhận ra tôi và nhận thừa một người con. Dù rất tủi thân nhưng tôi biết, bà ấy cần thời gian để nhận thức lại mọi t♑hứ", ông kể lại.
Bà tỉnh nhưng vẫn nằm một chỗ, không cử động được. Mọi vệ sinh cá nhân của ☂bà, ông vẫn làm đều đặn. Ông nhờ bác sĩ đến châm cứu tại nhà, tăng cường thời gian trị liệu cho bà nhiều hơn. Cứ như thế, năm 2009, bà đã có thể ngồi dậy, cử động chân tay, tự xúc cơm ăn và nói chuyện, dù tiếng vẫn còn chưa được rõ. Đến nay, bà đã có thể ngồi xe lăn, chơi với các cháu và nói chuyện với mọi n🐼gười dù câu chữ chưa tròn vành.
Ông cho biết, mấy chục năm qua, cũng có những lúc mệt mỏi, tưởng như buông xuôi, nhưng 𓂃nghĩ đến các con, thương vợ, ông lại cố gắng hơn nữa. Giờ giấc của ông thay đổi thất thường, có hôm chỉ ngủ vài ba tiếng. Khó khăn là thế, nhꦗưng các con luôn động viên bố, cố gắng học giỏi, đỗ đại học.
Ngừng câu chuyện với khách, ông nhìn bà âu yếm: "Giờ bà có thể đứng dậy đi lại để hai vợ chồng cùng đưa các cháu đi chơi thì sướng lắm". Đáp lại lời chồng, bà nở nụ cười hạnh phúc: "Tôi may mắn lắm m🐈ới gặp được ông. Từ lúc yêu đến khꩲi sống với nhau 40 năm, 20 năm tôi nằm một chỗ, ông vẫn không buông tay tôi. Ông không những chăm sóc chu đáo mà không một lời than trách hay nặng nề với vợ".
💟 Giờ các con đã tốt nghiệp đại học, có gia đình riêng nhưng việc chăm vợ, ông Thọ vẫn muốn tự tay mình làm. "Vì đó cũng là niềm vui và hạnh ♔phúc của tôi", ông mỉm cười nói.
(Theo Gia đình & Xã hội)