Đây là công trình công phu và hóc búa, chạy marathon, như ông đã bày tỏ với độc giả qua phỏng vấn trực tuyến trên VnExpress. Tối 15/1, ông trình diễn𓆏 3ꦇ concerto đầu và tối 18/1, ông trình diễn 2 concerto cuối. Phải nói, chỉ những pianist cự phách mới dám quyết định như vậy.
Khán phòng Nhà hát Lớn đầy ắp người, hồi hộp chờ đợi sự xuất hiện của pianist lừng danh thế giới, niềಞm tự hào của Việt Nam, và khán giả đã chào đón người nghệ sĩ trong tiếng vỗ tay tưng bừng, nඣồng nhiệt.
Sau chủ đề mở đầu concerto số 1 của dàn nhạc, phongꦺ cách đĩnh đạc, điêu luyện và tự tin của một nghệ sĩ lớn đã cuốn hút toàn bộ khán phòng. Với sự thể hiện chuẩn mực, hàn lâm và chặt chẽ âm nhạc của Beethoven, nhưng vì là "người C🙈hopin chọn" nên không thể không nhận thấy phảng phất chất lãng mạn của Chopin trong diễn tấu của nghệ sĩ. Nghe kỹ thuật chạy của Đặng Thái Sơn thật sướng và "đã". Đoạn tay trái chạy chùm ba kép cực nét đã làm mê hoặc khán phòng. Tôi còn nhớ khi cùng học ở nhạc viện Tchaikovsky, sinh viên Liên Xô (cũ) rất "sợ" tay trái của Đặng Thái Sơn, đây là thế mạnh và sở trường của anh (trong đời thường anh cũng thuận tay trái). Năm 1998, chỉ huy biểu diễn Concerto số 4 của Beethoven cùng Đặng Thái Sơn, tôi đã có cơ hội cảm nhận sự tinh tế của đôi tay pianist.
Concerto số 2 giọng si giáng trưởng với phong cách lãng mạn, có lẽ rất hợp với Đặng Thái Sơn. Ông trình tấu rất tự nhiên, thoải mái và điêu luyện, cuốn hút khán phòng cùng nhịp điệu và hơi thở của bản concerto. Dàn nhạc Giao hưởng Việt Nam trình diễn dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Honna Tetsuji. Theo tôi, vị nhạc trưởng người Nhật, với phong cách sở꧑ trường hay múa và nhún, có thể hợp với nhạc Strauss nhưng không phù hợp với tính chất hàn lâm, kinh điển và chuẩn mực c꧙ủa Beethoven.
Sau giờ giải lao, tiếp tục chương trình là bản concerto số 3, viết trong giọng đô thứ, giọng thứ duy nhất trong 5 bản concerto, cùng giọng với bản giao hưởng số 5 (Tiếng gõ cửa của định mệnh). Tính chất bi hùng của Beethoven được thể hiện rõ nét trong chương I của bản concerto. Đặng Thái Sơn đã trình tấu🐈, xử lý tác phẩm thật sâu sắc, thuyết phục và điêu luyện. Điều ấn tượng nhất của một pianist lớn đó là tiếng đàn với chất lượng đẳng cấp cao. Đặng Thái Sơn kiểm soát và điều tiết tinh tế tất cả các nốt nhạc, có thể nói đây là nghệ thuật đỉnh cao và khó nhất trong diễn tấu âm nhạc mà người nghệ sĩ phải tìm tòi suốt đời.
Trong chương II, viết trong giọng mi trưởng của bản concerto, Đặng Thái Sơn đã thể hiện tiếng đàn tuyệt diệu, hút hồn và chinh phục khán giả. Và chương 3, khúc nhạc rondo (nhắc đi nhắc lại nhiều lần) với tiết tấu nhanh, hấp dẫn và cuốn h🌠út, bằng kỹ thuật điêu luyện và hoàn hảo, Đặng Thái Sơn đã đưa khán phòng lên đỉnh cao trào và kết thúc bữa tiệc âm nhạc trong tiếng vỗ tay thán phục, chấn động cả khán phòng Nhà hát Lớn.
Nguyễn Thiếu Hoa