Salemeh được nhận xét là khá thân thiện, dù ít giao thiệp với mọi người. Vì vậy, họ rất ngạc nhiên khi biết về cuộc sống bí mật của Salemeh: ông ta là chỉ huy của một nhóm cực đoan có liên hệ với al-Qaeda. Điều đáng ngạc nhiên hơn là ông ta đã chứa chấp Abu Bakr Al Baghdadi, thủ lĩnh tối cao phiến quân꧙ Nhꦐà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
"Ai lại đến đây cơ chứ? Một ngôi làng chẳng có gì", theo Ayman Abdul Gani, nhà hoạt động y tế 33 tuổi làm việc với hội đồng địa phương Barisha, khu vực hẻo lánh ở tỉnh Idlib, tây bắc Syri♛a.
Baghdadi chết vào cuối tuần trước trong cuộc đột kích của đặc nhiệm Mỹ vào khu nhà của Salemeh ở Barisha. Bị dồn vào ngõ cụt của đường hầm, Baghdadi♛ kích hoạt đai đánh bom tự sát, kết liễu đời mình và hai đứa con.
Salameh, đưꦺợc cho là Abu Mohammad Halabi, thủ lĩnh nhóm cực đoan Vệ thần Tôn giáo liên quan đến al-Qaeda, cũng bị tiêu diệt trong cuộc đột kích, theo các cư dân địa phương.
Mặc⭕ dù Baghdadi từng là thành viên của al-Qaeda, ông ta đã tách ra để thành lập IS từ năm 201ꦺ4 do những mâu thuẫn về chính sách bạo lực. Kể từ đó, hai nhóm trở thành kẻ thù thường xuyên tranh giành địa bàn hoạt động ở Iraq và Syria, vì vậy việc Salameh che giấu cho Baghdadi được cho là điều bất thường.
Khu nhà Baghdadi ẩn náu là nơi Salameh đã sống với 8 đứa con trong ba năm. Barisha, cách Aleppo khoảng 50 km về phía tây và cách biên giới phía nam Thổ Nhĩ Kỳ chỉ vài km, gần như không bị ảnh hưởng bởi chiến dịch không kích của Nga và chính phủ Syria tại miền bắc đất nước trong những năm gần đây, ch🐽ủ yếu vì nó không quan trọng.
Sự yên bình đó bị phá vỡ vào đêm 26/10, khi trực thăng chở đặc nhiệm Mỹ vần vũ ♐trên nhà Salameh. Tiếng súng máy vang lên. "Chúng tôi nghe thấy ai đó trên mặt đất bắn vào trực thăng, sau đó súng máy trên trực thăng bắn trả. Chún🧜g tôi rất hoảng loạn", Alaa, cư dân 33 tuổi sống ở Barisha, nói.
Sau trận đột kích của đặ🌠c nhiệm Mỹ, một người chăn cừu sống trong căn lều cạnh nhà Salameh đưa 8 đứa trẻ, tất cả đều dưới 10 tuổi, đến khu phố của Alaa. Người chăn cừu nói rằng các đặc nhiệm Mỹ đã trao những đứa trẻ cho mình. Anh ta sau đó giao những đứa bé cho một lực lượng ♐kiểm soát tỉnh Idlib.
Idlib là phần cuối cùng của Syria vẫn còn bị các l🌟ực lượng nổi dậy chống chính quyền Tổng thống Syria Bashar al-Assad nắm giữ. Các lực lượng nổi dậy này cũng tham gia cuộc chiến chống IS, nên việc Baghdadi ẩn náu trong khu vực do họ kiểm soát càng thêm khó hiểu.
Trước cuộc nội chiến, làng Barisha gần như bị bỏ hoang. Hầu hết mọi người rời đi để tìm việc ở nơi khác. Cuộc nội chiến đã khiến nhiều cư dân trở lại ✤và làm tăng dân số làng từ dưới 1.000 người trư✤ớc chiến tranh lên 12.000 người. Nhiều người Syria từ vùng khác đến định cư ở Barisha vì nghèo khó, không đủ khả năng sống ở nơi khác hoặc muốn ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
Cư dân địa phương cho🏅 rằng Salameh là một🐟 trong những người như vậy. "Ông ta đến từ gần ba năm trước, mua một ngôi nhà đang xây dở, hoàn thiện nó rồi dựng hàng rào bao quanh", Alaa kể. Salameh cho con đi học tại trường địa phương và hiếm khi có khách đến thăm.
Để đến được Barisha, Baghdadi có thể đã xuất phát từ thành trì Raqqa của nhóm ở đông bắc Syria, vượt hàng trăm km, băng qua sa mꦇạc hoang vắng cũng như các trung tâm đô thị và đường cao tốc chính, luồn qua một loạt khu vực được các nhóm khác nhau kiểm soát, bao gồm chính quyền Syria và lực lượng đối lập.
Có khả năng Baghdadi chọn Idlib vì muốn ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ. Trong những🌟 🌠ngày đầu thành lập IS, đây là nơi hàng chục nghìn chiến binh từ 100 quốc gia vượt biên để tham gia hàng ngũ phiến quân. Ankara sau đó chặn biên giới nhưng nhiều chiến binh được cho là đã trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian IS liên tiếp bị đánh bại ở Syria.
Tại Idlib, Baghdadi có thể trà trộn với thân phận người Iraq tị n𝕴ạn ở Syria. Các nhà bình luận cho rằng Idlib là nơi có nhiều nhóm nhỏ chiến binh IS ẩn mình, sẵn sàng che giấu thủ lĩnh của họ.
Một số người cho rằng Salameh thuộc một nhóm như vậy. Dù ông ta có trung thành với ai, Salameh cũng không đơn giản là một thương nhân. Nhưng cư dân Barisha vẫn khó tưởng tượng được rằng người đàn𒊎 ông thân thiện mà họ quen biết lại là một phần tử phiến quân. "Ông ấy giống như bao người tị nạn khác", Alaa nói.
Phương Vũ (Theo Guft News)
Xem thêm:
Công nghệ Mỹ xác định thủ lĩnh IS
Nỗi sợ cuối đời của thủ lĩnh IS
Những tay súng IS hối hận trong trại giam