Ngày 23/3/1944, trong những ngày tháng đỉnh điểm của Thế chiến II, đám đông lớn vẫn kéo đến Tòa án Hình sự Trung ương trên phố Old Bailey ở thủ đô London, Anh. Nơi đây đã t𒊎ổ chức xét xử rất nhiều vụ án nghiêm trọng, từ tội dâm ô đến giết người.
Tuy nhiên, vào ngày đầu xuân đó, ꦦOld Bailey là nơi chứng kiến một phiên tòa vô cùng đặc biệt. Một bà đồng tên Helen Duncan trở thành người cuối cùng bị bỏ tù theo Đạo luật Phù thủy tại Anh.
Con đường đến Old Bailey của Duncan chứa đầy bí mật quốc gia và những cuộc đột kíꦏch kịch tính.
Helen MacFarlane sinh năm 1897 tại thị trấn n🌌hỏ Callander của Scotland. Có biệt danh "Nell Địa ngục", bà tự nhận là sở hữu "món quà" từ thế giới khác: Khả năng n🍌hìn thấy linh hồn.
Năm 1916, Helen kết hôn với chồng, Henry Duncan. Đến năm 1926, Helen Duncan trở th💞ành bà đồng, ban đầu hành nghề ở Dundee, Scotland, sau đó đi đến mọi nơi trên khắp đất nước, để kiếm tiền nuôi gia đình ngày càng đông thành viên của mình. Bà có 6 người con.
Sau Thế chiến I và đại dịch cúm năm 1918 đã khiến �𓃲�hàng triệu người thiệt mạng, nhiều người Anh dần bị thu hút bởi chủ nghĩa tâm linh với niềm tin rằng người sống có thể liên lạc với người chết.
Duncan tiến hành các buổi gọi hồn của mình trong bóng𒈔 tối, chỉ có chút ánh sáng đỏ le lói. Ngồi sau tấm rèm, b𒉰à rơi vào trạng thái xuất thần và dựa vào những "linh hồn bảo hộ" của mình, Peggy và Albert, để hoàn thành nghi lễ.
Trong các ꦫbuổi gọi hồn, người ta có thể nhìn thấy một chất màu trắng chảy ra từ miệng và mũi của Duncan. Những người tham gia buổi lễ tin rằng đó là ༺biểu hiện của linh hồn.
Khi Duncan ngày càng nổi tiếng, bà đã khiến những người hoài nghi như Harry P💃rice, ♔nhà nghiên cứu tâm linh, chú ý. Được Duncan cho phép, Price đã tiến hành điều tra bà vào năm 1931. Ông tin rằng Duncan là kẻ lừa đảo. Mặc dù không thể vạch trần cách Duncan tạo ra chất màu trắng, Price có một giả thuyết rằng chất này chỉ đơn giản là vải xô và lòng trắng trứng mà Duncan đã nuốt vào trước buổi lễ rồi nôn ra.
Tuy nhiên, kết luận của Price không đủ sức thuyết phục đối với những người hâm mộ Duncan. Họ tranh nhau ♛tham dự c🔜ác buổi gọi hồn của bà, ngay cả khi nước Anh một lần nữa đứng bên bờ vực chiến tranh.
Ngày 3/9/1939, Anh bước vào Thế chiến II. Khi đất nước chuyển san🦄g trạng thái thời chiến, chính quyền đã thắt chặt kiểm soát thông tin để củng cố tinh thần người dân và ngăn chặn bí mật quân sự rơi vào tay kẻ xấu.
Báo chí lúc bấy giờ lo ngại những ông đồng, bà đồng có thể trở thành một n♛guồn rò rỉ tiềm năng. Nỗi lo được đặt ra là nếu họ có thể gọi lên linh hồn của những người lính, điều gì sẽ ngăn cản các điệp viên của kẻ thù tìm hiểu thông tin tình báo thông qua các buổi gọi hồn?
Helen Duncan không tiến hành các buổi gọi hồn cho Đức Quốc xã, nhưng bà không tránh khỏi bị cuốn vào vòng xoáy. Ngày 24/5/1941, trong ෴lúc bà đang gọi hồn ở Ed🍷inburgh thì nhận được "tin sốc từ linh hồn" rằng một tàu chiến của Anh đã bị chìm.
Roy Firebrace, giám đốc🌳 cơ quan tình báo quân sự của Scotland, có mặt tại buổi gꦜọi hồn này. Firebrace phải giữ bí mật thân phận của mình nhưng ông chưa từng nghe thấy tin tức nào như vậy trước đó.
Sau buổi lễ, ông đã kiểm tra những thông tin Duncan đưa ra và biết được rằng tàu chiến HMS Hood gần đây đã mất tích trong trận chiến eo biển Đan Mạch. "Bằng cách nào bà ta lại biết trước cả mình", ông ♐🌊tự đặt câu hỏi.
Vào tháng 11/1941, Duncan đang đi tàu đến Portsmouth, Anh, thì tuyên bố rằng linh hồn của một thủy thủ đã mang đến tin tức về thảm họa hải quân khác. Một tàu ngầm Đức đã phóng ngư lôi vào tàu HMS Barham khiến 862 người chết. Chính p🔜hủ Anh không công khai thừa nhận vụ chìm tàu cho đến tháng 1/1942.
Làm sao Du🌱ncan biết được những sự kiện mật này? Giới chức lặng lẽ theo dõi bà.
Hai năm sau, Duncan trở lại Portsmouth. Trong đám đông khán giả của bà có trung úy Stanley Worth, sĩ quan Hải quân Hoàng gia Anh. Worth nghi ngờ khả năng của Duncan, đặc biệt là khi bà tuyên bố đã🉐 triệu hồi linh hồn những người họ hàng của ông. Thực tế, những người này vẫn còn sống.
Háo hức ♐vạch trần Duncan là kẻ lừa đảo, Worth tham dự buổi gọi hồn khác, lần này cùng một sĩ quan cảnh sát cải trang. Giữa buổi lễ, viên cảnh sát nhảy ra khỏi ghế, kéo rèm của Duncan và bắ🌊t bà.
Vào thời điểm Duncan bị bắt♈, tòa án Anh thường bu𒉰ộc tội những ông đồng, bà đồng tội vi phạm Đạo luật Ăn xin, đạo luật có từ thế kỷ 19 nhằm ngăn chặn các thầy bói và nhà ngoại cảm lừa gạt công chúng.
Tuy nhiên, bên công tố lo ngại Duncan có thể được trắng án vì bà bị cáo buộc tổ chứܫc các buổi gọi hồn chứ không phải thực hiện "phép thuật". Vì vậy, chính quyền đã buộc tội Duncan vi phạm Đạo luật Phù thủy năm 1735.
Tên của đạo luật đã dẫn đến quan niệm sai lầm phổ biến về Duncan. Bà bị hiểu nhầm là người cuối cùng bị kết tội ở Anh vì sử dụng thuật phù thủy, nên thường được gọi với biệt danh "phủ thủy cuối cùng của nước Anh". Quan niệm này xuất phát từ việc tòa 💙án ở Anh, đặc biệt là vào thế kỷ 16, từng kết án tử hình những người bị cáo buộc là phù thủy.
Th𒊎ực tế, đạo luật ra đời năm 1735 để xóa bỏ niềm tin vào phù thủy. Luậ𒈔t này quy định phạt tiền hoặc bỏ tù những người giả vờ họ sở hữu sức mạnh của phù thủy.
"Luật trừng phạt những người kiếm tiền bằng hành vi bói toán, chữa bệnh hoặc săn tìm💝 kho báu lừa lọc", Marion Gibson, tác giả một♒ cuốn sách về Duncan, viết.
Mặc dù phiên tòa xét xử Duncan có thể diễn ra ở Portsmouth, các thẩm phán đã quyết định rằng do tính chất "nghiêm trọng bất thường" của sự việc, bà nên được xét xử 🍰tại Tòa án Hình sự Trung ương của London tại Old Bailey.
Phiên tòa bắt đầu vào ngày 23/3/1944 và được truyền thông đặc biệt quan tâm. Nó thậm chí còn khiến Thủ tướng Anh Winston Churchill chú ý, người gọi thủ tục tố tụng đặc biệt l💯à "trò đùa ngớ ngẩn lỗi thời".
Ngày 3/4, bồi thẩm đoàn ra phán quyết Du💟ncan có tội.
Ngày 6/6/1944, chỉ vài tháng sau phiên tòa xét xử Duncan, quân đội Đồng minh đã tiến hành một cuộc tấn công bí mật vào nước Pháp đang bị Đức Quốc xã chiếm đóng. Khoảng thời gian từ khi Duncan bị bắt đến ngày phát động chiến dịch khiến một số người đưa ra giả thuyết rằng chính phủ Anh nhắm mục tiêu vào bà để ngăn bà tiết lộ bí mật quốc gia. Nhà sử học Francis Young cảnh báo "khônဣg có bằng chứng nào chứng minh trực tiếp cho những tin đồn này", nhưng thừa nhận "tòa án đã đối xử với Duncan một cách bất thường".
Helen Duncan bị đưa tới nhà tù Holloway và được thả sau 6 tháng. Một người nữa bị kết án theo luật này là Jane Yorke, 72 tuổi. Bà bị phạt 5 bảng Anh vào tháng 9/1944 nhưng không phải ngồi tù. Chính phủ Anh bãi bỏ Đạo luật Phù thủy vào năm 1951.
Sau khi được thả vào cuối năm 1944, Duncan vẫn tiếp tục tổ chức gọi hồn, khiến bà trở thành mục tiêu của nhiều cuộc truy quét. Những người ủng hộ Duncan tiếp tục tìm đến bà. Ngay cả sau khi Duncan qua đời vào năm 1956, họ vẫn thỉnh🌳 cᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚầu chính phủ Anh xóa án cho bà.
Bí ẩn về Duncan vẫn tồn tại sau cái chết của bà, vì không ai b🐻iết chắc chắn làm thế nào bà nắm rõ về số phận của hai con tàu Hood và Barham như vậy. Trong vụ Barham, có một giả thuyết được đặt ra là bà đã nghe thông tin từ một người có họ hàng ở trên tàu Barham, vì họ được báo tin xấu về con tàu trước khi thông tin được công bố rộng rãi.
Vũ Hoàng (Theo National Geographic, BBC)