Trong vòng chưa đầy nửa tháng, người tiêu dùng có hai phen "tá hỏa" và không kịp trở tay trư🌜ớc những đợt tăng giá của hai mặt hàng không thể thiếu là xăng dầu và điện lực. Tối 17/7, giá xăng dầu bất ngờ tăng 460 đồng lên ngưỡng cao chưa từng có 24.570 đồng một lít. Cũng trong tối 31/7, hàng triệu người dân được hay tin giá điện sẽ thêm 5% ngay từ 1/8.
"Sau khi tiền đạo Ron 95 ghi bàn, cầu thủ vừa vào sân Nguyễn Văn Điện Lực lại ghi thêm một bàn thắng nữa, 2-0 cho đội chủ nhà. Được biết còn nhiều cầu thủ trẻ rất có tiềm năng như Trần Văn Nước, Hoàng Văn Thuốc, Trương Văn Thực Phẩm sẽ được tung vào sân và ghi bàn. Trong khi đó, thủ môn Lê Văn Lương của đội người tiêu dùng sắp chịu không nổi và chuẩn bị về hưu", bình luận của độc giả Nam Nguyen trên VnExpress sau khi biết tin giá điện tăng thêm 5%.
Bình luận tếu táo nh𝓡ưng không phải không có cơ sở. Cũng trong ngày 1/8, người tiêu dùng nhận tiếp thông tin các cửa hàng đồng loạt đẩy giá gas, sữa lên. Không chỉ vậy, năm học mới sắp bắt đầu, những thông tin về tăng học p𒐪hí cũng đã phát đi khiến người tiêu dùng thêm lo lắng trước những đợt "tấn công" cùng một lúc của các mặt hàng chủ chốt.
Theo Bộ Tài chính, đợt tăng của giá xăng hôm 17/7 sẽ không được tính vào rổ chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7. D🉐o đó, CPI tháng 8 được dự báo sẽ tăng mạnh với động thái tăng ꦚgiá của hàng loạt những mặt hàng như điện, gas, sữa..., cộng thêm đợt tăng của giá xăng trước đó.
Điện và xăng dầu là yếu tố đầu vào của tất cả các ngành sản xuất và ảnh hưởng lớn tới tâm lý người tiêu dùng. Trả lời VnExpress.net, ông Nguyễn Đức Thắng – Vụ trưởng Vụ Giá (Tổng cục Thống kê) cho hay, việc giá điện tăng 5% từ ngày 1/8 sẽ khiến chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng này tăng 0,12%. Bên cạnh đó, cũng phải kể tới lần tăng giá xăng gần đâღy nhất sẽ khiến CPI th♏áng này tăng khoảng 0,1%, theo đại diện Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính).
Trong khi đó, báo cáo của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, trong bối cảnh CPI tăng thấp từ đầu năm đến nay, để đạt mục tiêu kiểm soát lạm phát ở 7% thì mỗi tháng cuối năm dư địa tăng CPI sẽ khoảng 0,76%. Như vậy, đợt tăng của xăng dầu, điện và những mặt hàng khác như sữa, gas🎐, học phí... có thể chiếm phần không nhỏ trong dư địa 0,76% này.
Theo bà Phạm Chi Lan - Ch🅷uyên gia kinh tế - nguy cơ lạm phát cao trở lại đã hiện hữu sau những đợt tăng giá này. Nguy cơ đẩy lạm phát. "Nếu một mình lần tăng giá điện thì c𒆙ó thể ít nhưng cộng với 2 lần tăng giá xăng dầu, chưa kể sắp tới giá than cũng rục rịch tăng có thể sẽ khiến lạm phát 6 tháng cuối năm ngóc đầu trở lại", bà Lan lo lắng.
Ông Lê Đăng Doanh nói thêm tác động của những đợt tăng giá điện rất lớn bở🃏i nó đóng góp vào việc tăng giá cả của tất cả các mặt hàng. "Giá điện ảnh hưởng tới đời sống của mọi người dân, từ bà bán bún cho tới ông chủ khách sạn nên nguy cơ lạm phát tăng là dễ hiểu", ông Doanh cho hay.
Theo chuyê🍬n gia kinh tế Ngô Trí Long, việc tăng giá điện này sẽ khiến chi phí đầu vào tăng lên, doanh nghiệp 🅰không bán được hàng và làm tồn kho cao. Ông Nguyễn Văn Thiện - Chủ tịch Hiệp hội Xi măng cũng nhận định tăng giá điện sẽ khiến doanh nghiệp trong ngành ngày càng khó khăn hơn khi điện đang chiếm 10 – 15% giá thành sản phẩm.
Đồng tình quan điểm này, bà Phạm Chi Lan cho rằng tăng gi😼á điện thời điểm này có nhiều điều kiện không thuận, một trong số đó là việc doanh nghiệp đang quá khó khă⛦n. Theo bà, tăng giá như vậy sẽ khiến doanh nghiệp thêm khó khăn và khó phục hồi trở lại. "Ngay đến ngành ôtô vừa rồi cũng đã lũ lượt xin miễn, giảm thuế vì quá khó khăn, không biết chừng còn nhiều ngành khác cũng nối đuôi làm vậy. Nếu thế thì còn gây khó khăn cho cả khu vực ngân sách", bà Lan lo ngại.
Trong khi đó, về phía cơ quan quản lý, ông Đặng Huy Cường – Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực (Bộ Công Thương) trả lời trên truyền hình cho biết, nguyên nhân tăng giá điện là do EVN cần bù đắp những chi phí phát sinh do yếu giá than và 🦩khí tăng. Cụ thể, từ ngày 20/4 giá than bán cho điện tăng 37-41% và trong quý III sẽ tiếp tục điều chỉnh, khiến EVN phải tăng tiền mua điện từ các nhà máy nhiệt điện than lên khoảng 4.000 tỷ đồng. Tập đoàn cũng còn nợ của Tổng Công ty Khí (PV Gas) trên 3.000 tỷ đồng. “Chính những chi phí này dẫn đến phải điều chỉnh giá điện để bù đắp”, ông nói.
Đồng thời, việc tăng giá điện cũng để EVN cải thiện tình hình tài chính bởi đơn vị này đang cần khoảng 130.000 tỷ đồng mỗi năm để cải lưới điện. Tuy nhiên, theo EVN, việc giá điện đang được bán thấp hơn giá thành khiến nhà đèn bị lỗ và không thu hút được các khu vực khác tham gia đầ🐷u tư. Báo cáo tài chính được kiểm toán của EVN cho thấy, đến 31/12/2012, ông lớn này lỗ từ sản xuất kinh doanh điện khoảng 7.900 tỷ đồng và lỗ chênh lệch tỷ giá khoảng 15.000 tỷ đồng.
Huyền Thư - Thanh Lan