Cánh đồng dọc hai bên kênh 79 chảy qua Tân Thạnh, Mộc Hóa, Tân Hưng mùa này mặt ruộng nước đã ngậpꦉ sâu 4,5 tấc. Hơn 5h, chiếc vỏ lãi chở hơn 40 lợp dùng bắt ếch rẽ nước trên kênh giảm tốc độ, tấp vào bờ tại xã Tân Lập (Mộc Hóa, Long An). Đem hết số lợꦬp lên mé bờ, ông Tống Văn Thi (49 tuổi) dùng một túi lưới lớn treo trên chiếc sào tre, sau đó lần lượt mở lợp đổ hơn 2 kg ếch vào, đợi đến trưa thương lái đến cân. Bình quân với giá 50.000-65.000 đồng một ký, tùy ngày ông Thi thu nhập 100.000-200.000 đồng.
Kế bên ông Thi, vợ ông cũng ngoài đồng vừa trở về, 🍃đang gỡ cá từ gần chục đoạn lưới,🐷 tổng cộng cả nghìn mét, nhưng chỉ được khoảng 2 kg cá chốt, rô, mè. Cá nhỏ bị sình, bà làm mồi cho cá lóc mấy trăm con nuôi để dành ăn Tết, còn cá lớn nấu ăn.
Vợ chồng 💞ông Thi quê gốc An Giang. 4 năm trước, họ cho 2 con đứa lớp 3, đứa lớp 5 nghỉ học, bỏ quê đến Long An làm nghề đánh bắt cá. Ngày thường, vợ chồng ông chia nh🌠au đi bắt cá từ chiếc xuồng và vỏ lãi, tối về ngủ trên "nhà nổi" là chiếc ghe bầu lớn.
"Từ đầu mùa dịch còn 5 triệu tiền để dành, tui bàn với ổng mua gạo đủ ăn 2 tháng, đợi tới lũ về tính tiếp, nào ngờ lũ về trễ gần cả tháng, ăn hết 3 bao gạo, 4 thùng mì, thêm 10 ký gạo của nhàꦫ nước cho mà dịch chưa hết", vợ ông Thi kể. Dịch bệnh không đi đâu được, mùa cá lại chưa về, vợ chồng họ phải đi quanh các cánh đồng cắt lúa chét (lúa mọc hoang từ gốc rạ sau vụ thu hoạch), được 4,5 giạ, bắt ốc, hái rau sống tạm qua ngày.
Cách đó hơn 3 km♋ tại xã Thạnh Hưng, Mộc Hóa, ông Trần Văn Thạn🍸h (63 tuổi) đang bơi xuồng đi đổ lợp cua. Những năm trước, mỗi mùa lũ về ông Thạnh đặt khoảng 500 lợp, mỗi ngày kiếm gần 10 kg cua, thu nhập 400.000-500.000 đồng, vợ chồng già cùng đứa cháu gái sống "khỏe re".
Năm nay, dịch bệnh kéo dài cá tôm mua bán chậm do đi lại khó khăn, lũ mu♎ộn và nhỏ hơn năm trước khoảng 2 tấc, ông Thạnh chỉ đặt gần 30 cái lợp, mỗi ngày kiếm 3-4 kg cua. Có hôm thương lái không đến cân, nhà ăn không hết ông Thạnh phải đem cua cho hàng xóm.
"Năm nay tui phải đặt thêm 10 miệng dớn kiếm thêm mà m✤ỗi ngày cũng chỉ chừng 8꧃-10 kg cá tạp", lão nông chia sẻ.
Từ Tân Thạnh đến Mộc Hóܫa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, hơn 38.000 ha lúa thu đông phần lớn đã được người dân thu hoạch. Ngoại trừ những cánh đồng không có đê bao nông dân không làm vụ ba xả cửa cho lũ vào, một số diện tích nông dân tiếp tục gieo sạ với khoảng gần𝔍 8.000 ha.
Ông Võ Kim Thuần, Chi cục trưởng Phát triển nông thôn và Thủy lợi Long An cho biết, ngoܫại trừ về muộn hơn mọi năm, lũ năm nay được dự báo cao hơn năm trước không đáng kể. Cụ thể, mực nước lũ tại các huyện vùng Đồng Tháp Mười cao hơn cùng kỳ năm trước từ 0,01 đến 0,34 m.
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy ♌văn quốc gia dự báo, mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên theo triều, những ngày tới mực nước cao nhất ngày tại Tân Châu ở mức 2,50m, Châu Đốc 2,40m.
Tại các huyện Đồng Tháp Mười nước sẽ tiếp tục lên do lũ đổ về, mưa tại chỗ và triều cường cuối tháng 8 🦹đầu tháng 9 âm lịch.
Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia độc lập về sinh thái Đồng bằng sông Cửu Long thông tin, đầu mùa mưa năm nay các đập thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong đã giữ lại phần lớn lượng nước khiến mùa lũ🐎 năm nay về chậm so với điều kiện tự nhiên. Trung tuần tháng 8𒅌, các đập ở Trung Quốc đã giữ lại tổng cộng 1,4 tỷ m3 nước. Hầu hết 34 đập chi lưu ở Lào, Campuchia, Thái Lan và Việt Nam đã giữ lại tổng cộng 633 tỷ m3 nước trong các hồ chứa.
Ông Thiện nhận định, những năm có đủ lượng mưa các đập thủy điện Mekong ít ảnh hưởng lượng nước và thời gian nước chảy về Đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, năm nay lượng mưa đầu mùa trong lưu vực lại thấp hơn mức trung bình nhiều năm đã tác động lớn đến mực nước sông Mekong. Trong đó, ảnh hư๊ởng lượng thủy sản tự nhiên do thiếu nơi sinh sản, cũng như tác động nông nghiệp ở một số nơi trong lưu vực.
Hoàng Nam