Họp báo chiều 16/7, Phó giám đốc Sở Y tế TP HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết bộ xét nghiệm kháng nguyên nhanh nCoV thuộc trang thiết bị vật tư y tế, cần được Bộ Y🦩 tế công nhận.
"Các bộ test nhanh được rao bán trên mạng nếu không có tên trong danh mục được Bộ Y tế công bố thì đương nhiên không hợp pháp, độ nhạy thấp, kết quả không chính xác dẫn👍 đến nguy cơ lây nhiễm cộng đồng", ông Nam nói.
Theo ông Nam, TP HCM đã tập huấn sử dụng test nhanh Covid-19 tại các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao và doanh nghiệp trên địa bàn. Quy trình lấy mẫu dịch ở ♔tỵ hầu, đọc kết quả test nhanh không quá khó, tuy nhiên mỗi test nhanh có giá trị tiên đoán, độ nhạy, độ đặc hiệu khác nhau. Nh🅷ững loại test nhanh các cơ sở y tế của thành phố đang sử dụng đều được Bộ Y tế thẩm định.
Các chuyên gia đánh giá, nhiều loại test nhanh đang bán trên thị trường có độ nhạy thấp. Do không có độ chꦇính xác cao, khi thử ra kết quả âm tính, người dân mất cảnh g🔥iác, đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người. "Trong khi thực tế kết quả đó có thể là dương tính, nguy cơ phát tán và lây lan dịch bệnh ra cộng đồng", ông Nam phân tích.
Thành phố triển khai xét nghiệm nCoV bằng kỹ thuật RT-PCR (giá trị khẳng định) và test nhanh (giá trị sàng lọc) tại nhiều cơ sở y tế, người dân có thể xét nghiệm dịch vụ khi có nhu cầu. Giá 💖dịch vụ tại các cơ sở công lập khoảng hơn 230.000 đồng một mẫu test nhanh và 734.000 đồng một mẫu đơn xét nghiệm RT-PCR, theo khung giá do Bộ ღY tế quy định.
Theo Trung tâm Kiểm soát 𓃲Bệnh tật TP HCM, những ngày qua, thành phố tiến hành truy vết các ca F0 trong cộng đồng bằng chiến dịch xét nghiệm có trọng tâm, trọng điểm. Dự kiến, số ca F0 tăng nhanh, nhưng sẽ giảm dần sau khi thành phố thực hiện xét nghiệm liên tục.
Số ca nhiễm tại TP HCM🌞 tính từ ngày 27/4 đến ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚsáng 17/7, do Bộ Y tế công bố lên 25.682.