Năm 1954, theo chủ trương của Chính phủ và Hồ Chủ tịch, cô bé Lê Ngọc Mẫn (7 tuổi, quê Quảng Ngãi) được đưa ra miền Bắc học trường học sinh miền Nam. Đêm trước khi đi, mẹ ôm Mẫn khóc thút thít💖 vì thương con gái nhỏ tuổi đã phải xa gia đình. Chẳng phụ sự tin tưởng trao gửi của đồng bào miền Nam, gần 20 năm sống trên đất Bắc, nữ sinh Mẫn và 32.000 học sinh trường miền Nam được nhân dân đón tiếp, bao bọc, nuôi dạy như con em.
Cựu học sinh trường m🐟iền Nam giờ đây vẫn nhớ như in câu chuyện của 60 năm trước, khi đi tàu ra B𒈔ắc bị say sóng, được bộ đội chăm sóc tận tình. Tàu cập bến Cửa Hội (Nghệ An), cả rừng người áo nâu, cầm nón đã đứng đợi như đón những đứa con đi xa trở về nhà. Cảnh tượng ấy khiến cô bé Mẫn cùng các bạn thấy yên lòng khi lần đầu tiên xa gia đình, đặt chân đến vùng giải phóng.
"Các trường học sinh miền Nam chưa kịp xây dựng nên chúng tôi được bố trí thành nhóm 3-5 người ở nhờ nhà dân vùng Diễn Châu (Nghệ An). Trong làng, chỉ còn người già, phụ nữ, trẻ em, không thấy bóng dáng đàn ông, có lẽ༺ họ ra trận hết rồi", bà Mẫn kể lại.
Nhóm của bà Mẫn được ở nhờ ngôi nhà tranh của cặp vợ chồng có 2 con nhỏ. Khi các học sinh miền Nam đến, căn buồng đã được dọn dẹp sạch sẽ. Chiếc giường tre duy nhất trong nhà dành cho học sinh miền Nam, còn chủ nhà lui về mé bế♌p, trải ổ rơm nằm ngủ. Trẻ con khi ấy vô tâm, mãi sau này bà Mẫn và các bạn mới biết.
Ở nhà dân, học sinh miền Nam vẫn có bếp ăn tập thể riêng. Có lần đi ăn cơm về, đang tíu tít đùa cùng các bạn, bà Mẫn thấy cô chủ nhà lúi húi làm gì đó nên tò mò vào xem. Nhìn thấy chiếc nồi trên bếp đang đun dở thứ gì đó đen đen, hóa ra là láꦍ khoai lang cùng rễ cây nấu nhuyễn thay cơm, mấy cô cháu nhìn nhau rưng rưng nước mắt.
Từ đó mỗi bữa ăn, bà Mẫn và các học sinh miền Nam lại để dành một vắt cơm nhỏ đem về cho con của chủ nhà. Sau này chia tay để vào trường học sinh miền Nam ở Hải Phòng, mấy chị em cứ ôm những đứa trẻ con chủ nhà mà hôn hít, 𝓰lưu luyến không rời.
Bà Bùi Thị Huệ (72 tuổi, quê Quảng Ngãi) nhớ mãi cảm giác lần đầu tiên biết đến nằm ổ rơm, ăn khoai nước với người dân Đông Quan (Thái Bình). Bà kể, quê lúa khi ấy nghèo lắm, nhưng đồng bào vẫn dành những thứ tốt đẹp nhất cho học sinh miền Nam. Do chưa quen khí hậu mùa đông lạnh giá, nhiều em bị ốm, các bác chủ nhà lại lót ổ rơm dưới manh chiếu 𓄧mỏng để học sinh nằm cho ấm.
Có lần, bà Huệ cùng các bạn được chủ nhà cho ăn một củ khoai nước rất to đã được luộc chín rồi vùi trong tro để nở bung, thơm lừng và không ꦗbị ngứa. "Sau này có điều kiện ăn sang mặc đẹp, nhưng hương vị của củ khoai 60 năm trước vẫn khiến tôi có cảm giác ngon hơn mọi thứ trên đời", bà Huệ nhớ lại.
Theo đoàn học sinh miền Nam ra Bắc năm 1954, bà Đặ🥀ng Thị Chín (68 tuổi, quê Đồng Tháp) vẫn nhớ như in cái T𓂃ết đầu tiên xa nhà. "Nghệ An năm đó đói lắm nhưng bà con vẫn dành dụm gạo đỗ làm bánh chưng, bánh tét, tổ chức cái Tết đầu tiên xa nhà nhưng đầm ấm cho học sinh miền Nam", bà Chín kể.
Những năm sau khi về trường học sinh miền Nam ở Hải Phòng học, mỗi dịp Tết, em nào ở lại lớp sẽ được bà con tặng bánh, xôi, chè. Dịp Tết năm 1964, Chính phủ có chủ trương học sinh miền Nam về nhà dân ăn Tết, vừa biết tin, các tiểu thương chợ Sắt (Hảiܫ Phòng) đã đổ đến nhận các cháu về. "Nhiều gia đình đến muộn không đưa được học sinh về nhà đón Tết cứ đứng giữa sân trường khóc rưng rưng", bà Chín kể.
Ông Nguyễn Tuấn (69 tuổi, quê Quảng Ngãi) may mắn hơn khi 🐈có gia đình tập kết ngoài Hà Nội nên ngày Tết được về sum họp. Không có tiền, ông cùng bạn bè đi bộ hơn 100 km từ Hải Phòng về và khi nào mệt, đói bụng thì dừng lại xin vào nhà dân tá túc. "Đồng bào miền Bắc nhắc đến học sinh miền Nam đều thương lắm. Ai cũng nhận chúng tôi về nhà cho ăn, ngủ đoàng hoàng", ông Tuấn kể.
Người học sinh khi xưa nghẹn ngào chia sẻ, suốt hơn 10 năm sống trên đất Bắc, quá nhiều lần ông chứng kiến cảnh bà con nhận ăn cám để nhường cơm trắng cho những "hạt giống đỏ" miền Nam. Mùa hè nóng bức đi gặt lúa, tăng gia sản xuất cùng nhân dân, bữa cơm quây quần, chủ nhà lại ngồi quạt mát cho các trò ăn xong rồi mình mới dù💃ng bữa. Đám nam sinh quậy phá, trộm mía, trộm mì, người dân biết nhưng vẫn dành tình yêu thương, dành của ngon, đồ ấm cho.
"Không có đồng bào miền Bắc♛ đùm bọc, hy sinh, tận tình nuôi dưỡng, sẽ khô😼ng có những thế hệ học sinh miền Nam thành tài ngày nay", ông Tuấn nói.
Vợ chồng bác sĩ Hiền (70 tuổi, Quảng Ngãi) lại có tình cảm sâu đậm với gia đình ở Tuyên Quang đã nhận mình làm con nuôi, đưa về nhà chung sống. Bà Hiền bảo, bố mẹ ruột cũng không chăm sóc bà chu đáo như bố mẹ nuôi. Khi bà sinh em bé đầu tiên,𒈔 cô con gái của gia đình chủ chẳng ngại tã bẩn, suốt ngày giặt giũ, dọn dẹp, lo ꧑ăn uống cho chị và cháu nuôi.
Ngày ông bà Hiền xin chuyển ra ở riêng cho gần nơi lไàm việc, bố mẹ nuôi cứ buồn rầu níu giữ. Thương con, nhớ cháu, những ngày vợ chồng bác sĩ Hiền bận không thể về thăm, bố mẹ nuôi lạꦚi tự động đến trường đón cháu về tắm rửa, cho ăn. Bà Hiền gọi những ngày sống trên đất Tuyên Quang với gia đình bố mẹ nuôi là thời gian "thần tiên" vì được chăm sóc quá chu đáo. Bố mẹ nuôi, thậm chí còn muốn chia sẻ cơ ngơi, để vợ chồng bà ở luôn ngoài Bắc sinh sống.
"Các cụ đã khóc rất nhiều khi chúng tôi quyết định trở lại quê hương làm việc. Giờ đây khi bố mẹ đã mất, vợ chồng tôi và em gái nuôi vẫn g🐓iữ tình cảm keo sơn như ruột thịt trong gia đình", bà Hiền kể.
Vợ chồng bà Hiền và bao thế hệ൲ học sinh khác của trường miền Nam luôn ghi nhớ công ơn đồng bào miền Bắc. Hơn 3.000 học sinh khi xưa, nay tóc đã bạc, da nhăn nheo, họp mặt trong lễ kỷ niệm 60 năm của nhà trường (ngày 14/12) vẫn bảo nhau rằng, mục tiêu đầu tiên của ngày lễ này là để tri ân nhân ℱdân miền Bắc.
Quỳnh Trang - Hoàng Phương