15h ngày 19/12, chợ rơm ở ấp Tân Bình (Tân Thủy, Ba Tri) nhộn nhịp cảnh hàng chục xe công nông thay phiên nhau đỗ sát bờ sông, chờ🗹 công nhân vác rơm từ ghe lên. Dưới bến, bốn chiếc ghe loại lớn đã hết sạch rơm, đậu sát nhau chờ ghe còn lại đang lên hàng, sau đó đợi con nước lên để đi chuyến tiếp theo.
Anh Nguyễn V꧃ăn Chiến (44 tuổi, thương lái) cho biết, mỗi tháng ít nhất ba chuyến, anh dùng ghe lớn chạy hơn 100 km, đến các tỉnh An Giang, Đồng Tháp mua rơm từ ruộng người dân, sau đó chở về Bến Tre bán lại.
"Còn phụ thuộc trời nắng tốt hoặc mưa, rơm ít hay nhiều, một chuyến tôi chở 1.100 - 1.700ඣꦬ cuộn, chạy liên tục một ngày một đêm mới về đến bến", anh Chiến cho biết. Tùy theo chất lượng tốt hay xấu, rơm được các chủ ghe bán sỉ cho thương lái địa phương với giá 27.000-28.000 đồng mỗi cuộn.
Đã gọi điện đặt hàng và đỗ xe chờ ở bến từ đầu giờ chiều, nhưng anh Hồ Văn Lộc (⛦38 tuổi, thương lái xã Phú Ngãi, Ba Tri) chỉ mua được hai xe rơm.
"Vụ này rơm hút hàng nên các thương lái tranh nhau mua dữ lắm, bình thường chỉ 23.000 đồng một cuộn, tuần trước lên 33.000 đồng, hiện chúng tôi bỏ lẻ cho dân 30.000 đồng mà vẫn không đủ bán", anh Lộc nói và cho biết, nếu đủ rơm, một ngày anh chở khoảng 5-🎶7 chuyến, mỗi chu🃏yến 100 cuộn giao cho dân.
Sau 30 phút chất đầy rơm lên xe, dùng dây cột cẩn thận, anh Lộc nổ máy xe chạy khoảng 4 km giao cho khách. Nhiều chủ nhà năn nỉ mua thêm vì bò hết rơm ăn, nhưng anh từ chối khéo vì đã có người đặt sẵn. Bình quân mỗi nhà anh Lộc chỉ xuống 30-50🌌 cuộn, sau đó tranh thủ quay lại bến chở chuyến t🌠iếp theo.
Sau khi mua 50 cuộn rơm từ xe anh Lộc, anh Mai Văn Tùng (38 tuổi, Tân Thủy) mang hai cuộn cho bò ăn, số còn lại chất nhờ ở sân trước nhà hàng xóm. Nhà nuôi bốn con bò nái, mùa khô năꦕm nay đến sớm, nước lại mặn, cỏ chết héo, nên một ngày anh tốn khoảng hai đến ba cuộn rơm cho bò ăn.
Năm nay, người dân được chính quyền khuyến cáo không làm lúa vụ ba do hạn mặn đến sớm, các hộ nuôi bò lo sợ sau Tết Nguyên đán rơm sẽ lên giá, nên ai có kho bãi rộng đều tranh thủ mua trữ. Hiện,🥂 đi dọc hai bên đường từ huyện Giồng Trôm đến Ba Tri, dễ bắt gặp h🃏ình ảnh rơm cuộn được chất đầy phía trước, bên hiên nhà.
"Đợt hạn mặn lịch sử ba năm trước, rơm lên giá 55.000 đồng một cuộn, khi đó bốn cuộn 🥀rơm bằng một ký thịt bò. Năm nay tôi lo nên mua trước dự trữ nhưng cũng không có hàng 🐈nhiều", anh Tùng nói. Anh dự kiến số rơm vừa mua được, bò ăn tiết kiệm lắm cũng chỉ trong một tháng, sau đó phải tính toán mua tiếp, có thể với giá đắt hơn.
Ông Nguyễn Xuân Vinh, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Ba Tri cho biết, địa phương có đàn bò lớn nhất Bến Tre, trên 100.000 con. Huyện có 12.000 ha diện tích đất trồng lúa ba vụ. Vụ này, do nước biển xâm nhập sớm và sâu, độ mặn 0,6-1,7 phần nghìn, chỉ có 1.700 ha lú🐷a được gieo sạ.
Theo ông Vinh, hạn mặn có thể kéo dài trong những t꧅háng sắp tới, người dân cần trữ nước ngọt cho sinh hoạt và vật nuôi uống. "Diện tích lúa gieo sạ ít, nên dự đoán nguồn rơm sẽ khan hiếm, giá có thể lên cao, người dân nên chủ động trữ ngay từ thời điểm này để không ảnh hưởng đến chăn nuôi", ông Vinh nói.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Bến Tre, độ mặn những ngày qua đã xấp xỉ đầu năm 2016. Độ mặn ở cử🐻a sông lớn là 20 phần nghìn, cách 40-60 km ở các nhánh sông là 4 phần nghìn. Độ mặn đã giảm, tuy nhiên có thể tăng trở lại trong vài ngày tới, do gió chướng.
Tại Bến Tre, hạn mặn những ngày qua đe dọa 600 ha hoa tại Chợ Lách. Nhiều người dân phải lắp máy lọc nước mặn, chở nước từ nơi khác với giá 100 nghìn đồng mỗi khối hoặc đặt mua các túi nhựa loại 15-30 m3 trữ nước ngọt.
Hoàng Nam