"Có tên lửa! Có tên lửa! Một tên lửa dường như vừa được phóng từ Triều Tiên. Hãy tìm nơi trú ẩn trong các tòa nhà hoặc dưới lòng đất", loa phóng thanh phát cảnh báo bên cạnh tiếng ℱcòi báo động chói tai và các tin nhắn điện thoại, khiến hàng triệu người Nhật Bản tỉnh giấc vào rạng sáng 15/9, khi tên lửa Triều Tiên bay qua Nhật Bản lần hai trong chưa đầy một tháng, theo AFP.
Ngoài phóng tên lửa, Triều Tiên còn dọa "nhấn chìm" Nhật Bản trong biển lửa của vũ khí hạt nhân. Điều đó làm nhiều người dân Nhật Bản cảm thấy hoàn toàn bất lực tr🌱ước mối đe dọa.
Người dân Nhật Bản gặp hai vấn đề lớn nếu Triều Tiên tấn công tên ꦫlửa thực sự. Hầu hết các ngôi nhà đều làm từ gỗ và không có tầng hầm. Ở các vùng quê, thậm chí không có ngôi nhà nào được xây bằng bê tông. Trong khi đó, tên lửa chỉ cần vài phút để rời bệ phóng và rơi xuống mục 🌠tiêu, không đủ thời gian để người dân Nhật Bản tìm chỗ ẩn nấp.
Đầu bếp Isamu Oya, 67 tuổi, là chủ một nhà hàng tại thị trấn ven biển Erimo nằm ngay dưới đường bay🌄 của tên lửa Hwasong-12 hôm 15/9.
"Chính phủ bảo chúng tôi ẩn n⛦ấp trong các công trình vững chãi hoặc dưới lòng đất nhưng không có tòa nhà n꧃ào như thế tại đây. Chúng tôi chỉ có lựa chọn duy nhất là không làm gì cả. Rất đáng sợ nhưng chúng tôi chẳng thế làm gì được", ông Oya cho biết.
Mô phỏng đường bay của tên lửa Hwasong-12.
Nhật Bản là một trong những nước có hoạt động địa chất mạnh nhất thế giới, thường xuyên phải hứng chịu các thiên tai như động đất và bão nhiệt đới. Cư dân nước này được huấn luyện kỹ càng cho các chiến dịch sơ tán trong khi chính phủ Nhật triển khai một 𒀰hệ thống cảnh báo hiệu quả mang tên "J-Alert".
Trong hơn một thập kỷ qua, J-Alert chỉ được dùng khi xảy ra động đất, sóng thần hoặc bão. Để đối phó với mối đe dọa ngày càng tăng từ Bình Nhưỡng, J-Alert được bổ sung thêm tính năng mới, cảnh bá🎃o mỗi khi có tên lửa đạn đạo được phóng lên. Hệ thống này sử dụng vệ tinh để phát cảnh báo qua truyền hình, đài và tin nhắn điện thoại, giúp tăng tốc sơ tán hoặc ứng phó.
Chính quyền địa phương và trường h𝐆ọc thường tổ chức diễn tập để cư dân làm quen với việc sơ tán khi có thảm họa. Trong năm nay, những người tham gia còn được học cách ẩn nấp và bảo vệ cơ thể khi có tên lửa tấn công.
"Không có cách nào sống sót"
Người dân Hàn Quốc đã sống với mối đe dọa tấn công từ Triều Tiên trong hàng chục năm qua, khiến họ trở nên lãnh đạm với các hành động khiêu✃ khích như thử tên lửa. Mỗi khi Seoul tổ chức diễn tập phòng thủ, các quan chức thường phải chật vật để kêu gọi cư dân tới hầm trú ẩn.
Cuộc sống vẫn diễn ra bình thường tại thủ đô Seoul vào hôm 15/9. Thị trường chứng khoán Hꦡàn Quốc giảm điểm khi xuất hiện thông tin về vụ phóng tên lửa nhưng nó nh♊anh chóng khôi phục chỉ sau vài giờ.
"Với tôi, nó là chuyện bình thường. Triều T🤪iên đang thể hiện sức mạnh quân sự để buộc Mỹ đàm phán. Họ sẽ không bắn tên lửa xuống đầu chúng tôi", doanh nhân Noh Suk-won cho hay.
Lý do khiến Triều Tiên liên tục thử tên🍷 lửa đạn đạo
Tuy nhiên, các thăm dò tại Nhật cho thấy người dân nước này có suy nghĩ hoàn toàn khác. Đài truyền hình quốc gia Nhật Bản NHK cho biết 52% cư dân được hỏi tỏ ra rất l🔯o sợ, trong khi 33% người cảm thấy lo ngại. Chỉ có 2% người tham gia khảo sát nói rằng "không thấy sợ".
"Tôi sợ điều đó hàng ngày. Tôi không nghĩ là có cách để tự bảo vệ bản thân. Chính phủ và giới chuyên gia khuyên người dân cuộn tròn thân mình khi có tên lửa. Thật sự không có cách nào giúp bạn sống sót", Machiko Wanatabe, một nhân viên văn phòng về hưu, ꧅khẳng định.
Xây hầm trú ẩn
Với mối đe dọa ngày càng lớn, Tokyo đang tìm kiếm giải pháp tăng cường sức mạnh quân sự. B🦩ộ Quốc phòng Nhật Bản đã đề xuất mức ngân sách lớn nhất lịch sử nhằm phát triển hệ thống đánh chặn tên lửa đạn đạo và bổ sung thêm lá chắn phòng thủ Aegis trên mặt đất (Aegis Ashore), bên cạnh các tàu khu trục trang bị hệ thống này.
🌊 Người dân Nhật Bản cũng đang tự tìm cách bảo vệ mình. Oribe Seiki Seisak꧂usho, công ty xây hầm trú ẩn tại Kobe, cho biết nhu cầu xây hầm đang tăng mạnh.
"Với tình hình trên bán đảo Triều Tiên và cảnh báo từ J-A🅘lert, nhiều người không biết sẽ phải trốn đi đâu. Phần lớn khách hàng là các gia đình đang xây nhà mới, hoặc những công ty muốn làm hầm trú ẩn 🥃cho nhân viên gần văn phòng và nhà máy", Nobuko Oribe, giám đốc điều hành Oribe Seiki Seisakusho, tuyên bố.
Tuy nhiên, đây không ph൲ải lựa chọn cho số đông người dân. Một căn hầm chứa được 13 người có giá lên tới 226.000 USD và mất 4 tháng xây. Trên đường phố Tokyo, nhiều người vẫn tiếp tục cuộc sống thường ngày.
"Là một người dân Tokyo, tôi không quan tâm đến vụ phóng tên lửa. Tôi không nghĩ Triều Tiên sẽ tấn công thủ đꦰô và các khu vực lân cận. Năm nay tôi🧜 21 tuổi, khả năng đó không có vẻ thực tế chút nào với tôi", Ken Tanaka, một chuyên viên công nghệ, khẳng định.
Tử Quỳnh