Trong bức ảnh do phóng viên Atul Yadav của nhật báo Press Trust of India chụp, Rampukar Pandit, 38 tuổi, công nhân xây dựng ở Delhi, ngồi khóc bên vệ đường hôm 11/5 sau khi nghe tin dữ từ vợ. Hình ảnh khắc họa cảnh ngộ của hàng triệu lao động nhập cư Ấn Độ không thể về nhà trong đại dịch Covid-19, đã khiến gần 107.000 người nhiễm và hơn 3.000 người tử vong ở nước này. Họ là nhữngღ người làm công nhật, không một xu dính túi, không thể về quê giữa lệnh phong tỏa.
Pandit quê ở Begusarai, bang Bihar, cách thủ đô khoảng 1.200 km. Nghe tin con trai 11 tháng tuổi bệnh 🎐nặng, Pandit đành cuốc bộ để về quê do Ấn Độ đang áp p💙hong tỏa toàn quốc nhằm ngăn Covid-19 lây lan, khiến tất cả các phương tiện giao thông công cộng dừng hoạt động. Đến cây cầu Nizamuddin, kiệt sức và đói, anh dừng lại.
Phóng viên Yadav bắt gặp người đàn ông ngồi khóc nức nở khi đang trên đường đi làm về. Người đàn ông từ chối lời mời ăn bánh quy và uống nước của Yadav, anh nói rằng không thể nuốt nổi khi nghĩ tới con trai. "Anh ấy rất xúc động nên tôi phải ngừng chụp ảnh. Anh ấy nói đã ngồi trên vệ đường suốt ba ngày rồi", Yada𒁃v nói.
"Trong vài tuần qua tôi đã gặp và chụp rất nhiều ảnh về💯 người di cư, người này có cuộc sống🐽 tồi tệ hơn người kia. Thật lòng, tôi tưởng mình sẽ không ngạc nhiên khi nhìn thấy một người đàn ông trưởng thành bật khóc. Nhưng chính tôi bị bất ngờ", Yadav chia sẻ trên PTI.
"Khi được hỏi muốn đi đâu, Pandit chỉ nói 'ở đó'" và chỉ về con đường trải dọc Yamuna và hướng về biên 🌞giới Delhi. Yadav sau đó mới biết "ở đó" mà Pandi𝓰t nói có nghĩa là ở Bariarpur, Bihar, cách gần 1.200km.
"Những kẻ lao động như chúng tôi chẳng thuộc về đâu cả", Pandit nói với Yadav. "Tất cả những gì tôi muốn là về nhà và g♔ặp con trai tôi". Tối hôm đó, Pandit được đưa tới một đồn cảnh sát sau khi Yadav đăng Twitter về hoàn cảnh anh. Một phụ nữ hảo tâm đã trả tiền và sắp xếp mua vé tàu cho anh về nhà. Pandit bật khóc vì biết ơn người lạ đã giúp đỡ anh, Yadav kể.
Pandit chỉ là một trong hàng triệu lao động nhập cư ở Ấn Độ đan൩g tuyệt vọng tìm đường về quê giữa đại dịch. Sau khi chờ đợi trong vô vọng, mong chính phủ sắp xếp cho phương tiện giao thông để về quê, họ đánh liều với hành trình dài từ các thành phố trên khắp cả nước để về quê, hành trình khiến nhiều người rơi vào khủng hoảng và đau khổ.
Dù di chuyển bằng xe tải, xe đạp hay đi bộ, họ đều chung một mục đích: về nhà. Một số người phải đi tới 1.000 km. Đói, khát cùng với cái nóng thiêu đốt của mùa hè Ấn Độ cản bước họ. Một số người chết vì kiệt sức và say nắng. Tuần trước, một nhóm 16 người ngủ trên đường sắt đã bị tàu hỏa cán chết.
"Nếu có chết, tôi cũng muốn được chết với bố mẹ ở bên", một lao động trẻ đang trên đường rời Indore, một thành phố ở bang Madhya Pradesh để về quê, nói. Còn một người lái xe kéo đang rời Mumbai tuyên bố: "Ngay 🙈cả khi phải chết đói ở trong 💯làng, tôi cũng không bao giờ quay lại. Các con tôi cần thuốc men và thức ăn, nhưng tôi lại không thể làm bất cứ điều gì".
Các cuộc di cư hàng ngày vẫn tiếp diễn. Cư dân trong khu ổ chuột Dharavi ở Mumbai vẫn đang bỏ về quê, hàng nghìn người🍰 mỗi ngày, bởi điều kiện sống tồi tệ ở đây gần như không thể thoát khỏi bệnh truyền nhiễm. Hơn 1.100 người ở khu ổ chuột này đã nhiễm nCoV.
Phóng viên Yadav, 44 tuổi, đã ghi lại cảnh ngộ của những người lao động Ấn trong những tuần qua, khi nước này bắt đầu áp phong tỏa nhằm ngăn Covid-19 lây lan. Bứcไ ảnh anh chụp Pandit ngồi bên vệ đường đã được đăng tải khắp các hãng tin và mạng xã hội Ấn Độ.
Ngay ꦑsau bức ảnh, anh đã nhận được những cuộc gọi từ California và New York, Mỹ, những người muốn giúp đỡ Pandit. "Trong sự nghiệp của tôi từ trước tới nay, đây là bức ảnh thể hiện rõ ಌnhất nỗi đau của một người", Yadav nói.
Pandit đã về tới bang quê nhà Bihar hồi giữa tuần trước và được đưa vào một trung tâm cách ly. Anh bị sốt, đ𝓀au đầu và được đưa vào bệnh viện, nhưng âm tính với Covid-19.
Dù vẫn chưa đượ𒉰c về nhà gặp gia đình nhưng Pandit nói, anh sẽ không bao giờ quay lại Delhi hay đến bất kỳ thành phố nào khác kiếm việc làm nữa. "Tôi sẽ cố gắng, cố gắng. Gia đình và bố mẹ sẽ ở bên tôi. Thế là đủ với tôi rồi", Pandit nói.
Tuy nhiên, người đàn ông nà🐲y nói nếu có dịp quay lại Delhi, anh sẽ tìm gặp người phụ nữ đã giúp anh đặt vé và trả tiền cho anh về quê. Trước khi rời đi, cô ấy đã cho anh địa chỉ để anh liên hệ nếu cần trợ giúp thêm. "Tôi muốn gặp lại cô ấy. 🍒Cô ấy là thiên thần của tôi", Pandit nói.
Mai Lâm (The Guardian/Gulfnews)