Trong nửa thế kỷ, nhiếp ảnh gia Mark Gubin (ảnh) cộng tác với nhiều tạp chí nổi tiếng như Time và Life, đạt được nhiều giải thưởng. Ông thường đi đến những nơi xa xôi, ghi lại những điều kỳ lạ, chụp các kỳ quan thiên nhiên. Hiện giờ, ông đã về hưu và sống tại thành phố Milwaukee, bang Wisconsin. Khi rảnh rỗi, người đàn ông gần 70 tuổi này thường đi dạo khắp nơi trong thành phố với chiếc máy ảnh Leica cũ không có khả năng tự động lấy nét, ống zoom hay bất kỳ thứ kỹ thuật số nào để chụp ảnh. Ảnh: Adam Ryan Morris/Milwaukee mag Thoạt nhìn, Gubin giống như bất kỳ người đàn ông Mỹ nào. Nhưng chỉ cần nhắc đến tên ông, nhiều người đã ồ lên thích thú. Bởi, đứng trước mặt họ lúc đó là người đàn ông nổi tiếng của thành phố Milwaukee, Wisconsin và Cleveland, Ohio. Gubin được biết đến là người đàn ông đã chơi khăm hàng triệu hành khách, khiến không ít phi công từng bị nghi đã bay nhầm hướng. Ông cũng là người khiến tiếp viên trong mỗi chặng tới Wisconsin phải trấn an hành khách rằng họ đang tới điểm đến được in trên vé. Ảnh: WUWM Câu chuyện bắt đầu từ năm 1978, khi đó nghệ sĩ - nhiếp ảnh gia Mark Gubin ăn trưa cùng một người bạn trên sân thượng ngôi nhà của mình. Nhà của Gubin nằm rất gần sân bay quốc tế General Mitchell (ảnh), Milwaukee. Nó gần tới mức hành khách khi hạ cánh xuống đường băng có thể nhìn thấy nóc nhà của ông. Và khi người bạn gợi ý ông sơn một dòng chữ trên mái nhà để chào mừng các vị khách tới đây, nhiếp ảnh gia đã có một ý tưởng khác. Ảnh: Visit Milwaukee. Thay vì viết "Chào mừng bạn đến với Milwaukee", Gubin sơn dòng chữ màu trắng cao 2,7 m có nội dung "Chào mừng bạn đến Cleveland" (Welcome to Cleveland). Kể từ khi dòng chữ đó xuất hiện, trong nhiều năm liền, rất nhiều hành khách đã nhầm tưởng họ lên nhầm chuyến bay hoặc phi công đã đi nhầm đường. Thay vì hạ cánh xuống Milwaukee, họ lại đáp xuống Cleveland, một nơi cách đó hơn 640 km. Không ít du khách thừa nhận, họ đã bối rối, thậm chí hoảng hốt khi nhìn thấy dòng chữ trên nóc nhà của Gubin. Ảnh: 97X Gubin cho biết lý do chọn địa danh Cleveland vì tên của nó dễ đọc, và dễ chọc người khác. Trả lời trên báo chí về hành động của mình, ông cho biết ý định ban đầu chỉ là muốn ai đó đọc được dòng chữ mỉm cười một chút. "Tôi thấy cuộc sống khó khăn như thế nào, và muốn ai đó mỉm cười". Khi biết tác phẩm của mình trở nên nổi tiếng, ông rất ngạc nhiên. Rắc rối cũng ập đến không lâu sau đó. Chính quyền dường như không vui về dòng chữ này vì nó khiến rất nhiều hành khách bị nhầm lẫn. Tuy nhiên, vì không phạm luật nên Gubin được giữ lại tác phẩm này mà không phải xóa đi hay sửa đổi. Nhưng sau đó, chính quyền thông qua một luật mới để không ai có thể làm điều tương tự. Nhiều người cũng gửi thư tới Gubin thể hiện sự không hài lòng của mình. Nhưng điều đó không khiến ông bận tâm. Ảnh: CBS58 Kể từ đó, Gubin vẫn thường xuyên "tân trang" lại tác phẩm trên nóc nhà của mình. Có lần, ông sơn mới lại dòng chữ bằng sơn trắng, có khi là màu vàng. Gubin thích thú với sự nhầm lẫn của hành khách do tác phẩm của mình mang lại. Trong một lần phỏng vấn năm 2005, ông nói rằng chẳng có lý do nào để dòng chữ này ra đời và tồn tại, ngoại trừ sự điên rồ. Mà điều đó, theo Gubin khẳng định, thì ông khá giỏi. Ảnh: Sadanduseless Ngày nay, ngôi nhà và dòng chữ chơi khăm của Gubin cũng là một trong những điều được nhiều du khách nhắc đến nhất, bên cạnh các điểm đến hút khách của Milwaukee. Nó như một phần không thể thiếu khi nhắc đ💜ến sân bay General Mitchell. Anh Minh (Tổng hợp)Những điều kꩲỳ quặc bạn🎐 có thể nhìn thấy trên máy bay