Masaku Nakamoto, 49 tuổi, sống tại thành phố Yokohama (Kanagawa, Nhật Bản) vừa bị bắt giữ. Kyodo News đưa tin, anh này đã để thi thể người mẹ qua đời từ giữa tháng 10 trong nhà nhiều tuần mà không đem đi chôn cất, cũng không báo cáo với chí𓂃nh quyền.
Tới 4/11, người em gái 45 tuổi sang thăm thì ꦫmới biết mẹ đã qua đời. "Tôi không biết làm điều gì sau khi mẹ mất, vì vậy tôi quyết định đợi đến khi em gái đến", Masaka khai với cảnh sát. Kết quả khám nghiệm tử thi꧂ cũng cho thấy người mẹ này qua đời vì nguyên nhân tự nhiên hoặc bệnh tật chứ không có bất cứ dấu hiệu bị đánh đập hay sát hại nào.
Khi Masaku bị bắt, những người hàng xóm mới ngã ngửa, rằng ở trong ngôi nhà đó có một người đàn ông như vậy. Trong mấy chục năm qua anh chưa từng bước khỏi nhà và không hàng xóm nào biết đến sự tồn🌳 tạ🥃i của Masaku trên đời.
Tại đồn, người đàn ông không biết cách giao tiếp, mọi lời khai của 𓆉anh này đều trên giấy. Anh ta sẽ phải đối mặt với cáo buộc che giấu thi thể, tuy nhiên với tình trạng hiện tại, bản án của anh ta có thể sẽ thay đổi nhiều. Nhưng dù có bị phạt hay không thì anh này sẽ khó sống trong tương lai, bởi mẹ, người duy nhất giúp anh kಌết nối thế giới, đã không còn trên đời nữa.
Đầu năm 2013, một sự việc tương tự xảy ra ở Osaka. Một người đàn ông thất nghiệp 34 tuổi sống dựa vào cha. Đến một ngày người cha qua đời. Người con sợ giao tiếp với người khác nên đã sống với thi thể bốc mùi vài tuần liền. Cho đến khi không chịu được mùi nữa, anhꦫ này mới báo cảnh sát.
Không làm việc, không ra ngꦿoài, không giao lưu, có một bộ phận người biến mất khỏi xã hội, giam mình trong bốn bức tường và sống dựa vào gia đình. Họ được gọi là hikikomori. Thống kê năm 2010 có hơn 700.000 người Nhật đang mắc hội chứng này và hơn 1,5 triệu người có nguy cơ.
Nguyên nhân tình trạng này có thể do một số trở ngại nào đó, hoặc từng bị tổn thương, bắt nạt. Ngoài ra việc cắ♈t đứt kết nối xã hội còn do áp lực từ công việc và xã hội. Hầu hết người bị hikikomori là thanh niên 30 tuổi.
Bảo Nhiên