Thuốc chữa ung thư ở Mỹ đắt nhất thế giới, trong khi đó các nước nghèo lại ít có điều kiện tiếp cận dịch vụ chữa trị nhất dù được hưởng giá thuốc ưu đãi, các nhà kh🍷oa học tại Trung tâm Y tế Rabin (Israel) phát biểu tại H𝔍iệp hội Ung 🌄thư Lâm sàng (ASCO) ở Chicago (Mỹ).
Theo Reuters, nhóm tác giả﷽ đã tính t💟oán giá bán lẻ của 23 loại thuốc ung thư tại Australia, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, Anh, Is💛rael và Mỹ. Kết quả, người Mỹ phải chi 654 USD (khoảng 14,6 triệu đồng) cho thuốc gốc hoặc 8.495 USD (khoảng 190 triệu đồng) cho biệt dược mỗi tháng. Tiếp đó là bệnh nhân Anh chi 458 USD cho thuốc gốc và 2.587 USD cho biệt dược. Trung Quốc xếp ở vị trí thứ 3 trong danh sách quốc gia bán thuốc đắt.
Nam Phi bán thuốc ung thư rẻ nhất khi bệnh nhân chỉ trả 120 USD hàng tháng. Trong khi đó, người Ấn Độ tiêu tốn ♒159 USD cho thuốc gốc và 1.515 USD cho biệt dược.
Nếu đặt trong mối tương quan với mức sống, giá thành rẻ không đồng nghĩa với việc mọi bệnh nhân đều được chữa trị. So với các quốc gia giàu mạnh như Mỹ, thuốc gốc cùng biệt dược ở Ấn Độ ít tiền hơn nhiều n🌱hưng lại chiếm đến 33% và 313% GDP bình quân đầu người tính ngang giá theo sức🅘 mua.💯 Tỷ lệ này tại Trung Quốc lần lượt là 48% và 288% khiến khả năng tiế❀p cận thuốc thang của người dân bị hạn chế.
Ngược lại, Australia là✱ nơi cư dân dễ mua dược phẩm nhất bởi giá thu🤪ốc gốc chỉ tương đương 3% GDP bình quân đầu người tính ngang giá theꦍo sức ꧑mua còn biệt dược là 71%.
Patricia Ganz, 🍨chuyên gia của ASCO nhận định: "Có sự khác biệt lớn về giá thuốc giữa các quốc gia khác nhau. Điều quan trọng là giá thuốc tăng cao gây nên gánh nặng cho bệnh nhân. Chúng ta cần hành động để mọi người được điều trị với chi phí phải chăng".
Không h💮ẳn đồng tình với ý kiến này, các công ty dược giải thích giá thuốc đội lên do phải dành tꦚiền phát triển và đầu tư sản phẩm khác. Tuy nhiên, một nghiên cứu gần đây của tổ chức Transparency International chỉ ra ngành công nghiệp dược toàn cầu đã không mạnh tay để chống gian lận, tham nhũng.
Minh Nguyên