Trong cuộc khảo sát mới nhất, 80% người Thụy Sĩ ủng hộ ý tưởng trên. Quy định mới đánh dấu sự thay đổi mạnh mẽ trong hệ thống hiện tại. Trước đây, tạng chỉ được lấy từ một người đồng ý hiến khi còn sống. Tuy nhiên, phần lớn người qu🉐a đời không có di nguyện về việc hiến tạng, quyết định lúc này thuộc về gia đình họ, những người hầu như sẽ phản đối.
Đây là lý do khiến nguồn tạng khan hiếm, người có nhu cầu cấy ghép phải chờ đợi trong vô vọng mà không được phẫu thuật. Cuối năm 2021, Thụy Sĩ có hơn 1.400 bệnh nhân chờ ghép tạng. Trong khi đó, chỉ 166 người quyết định hiến tặng nội tạඣng. Tổng cộng 484 bộ phận cơ thể từ người đã khuất được cấy ghép. Khoảng 72 người tử vong trong khi chờ đợi thực h🌱iện phẫu thuật, theo Tổ chức Swisstransplant.
Để khắc phục tình trạng khan hiếm tạng hiến, chính phủ và Quốc hội muốn thay đ🐭ổi luật thành mô hình "đồng thuận giả định", từng được áp dụng ở một số quốc gia châu Âu khác. Theo đó, những ai không muốn hiến tạng phải làm rõ mong muốn khi còn sống. Còn lại, mọi người sẽ được mặc định là người hiến tạng khi qua đời. Người thân có thể phản đối nếu biết rằng người đã mất không có ý định hiến tạng. Các trường hợp không liên lạc được với người thân thì không được lấy tạng.
Dù nhận được sự đồng thuận, bộ luật mới vẫn làm dấy lên tranh cãi về khía cạnh đạo đức. Một số ý kiến cho rằng nhiều người có tꦆhể vô tình trở thành người hiến tạng (dù không mong muố🏅n) vì không biết rõ về luật mới. Họ thuộc các nhóm có vị trí xã hội bấp bênh, có trở ngại về ngôn ngữ.
Những người phả✨n đối nhận định luật mới sẽ tạo áp lực cho nhân thân của người đã khuất, những người không dám từ chối hiến tạng, sợ rằng sẽ bị coi là ích kỷ.
Thục Linh (Theo AFP)