Hong Eun-hye là một công dân Triều Tiên đào tẩu năm 2003. Bà hiện điều hành một của hàng ăn ở Incheon, Hàn Quốc, với thực đơn là những món ăn được người dân Triều Tiên nghĩ ra để chống lại nạn đói, Reuters ngày 3/11 đưa tin.
Thực đơn của quán gồm cơm cuộn injౠogoꦑgi và injogogi khô. Injꦉogogi có nghĩa là "thịt nhân tạo". Món꧅ ăn giả thịt này được làm từ bã đậu nành và là nguồn cung cấp protein lớn c൩ho những người nghèo Triều Tiên không có tiền mua thịt.
Thời điểm thu hoạch đậu nành vào mùa thu là lúc người dân có món giả thịt để bổ sung dinh dưỡng. Món ăn n🐼ày có thời điểm còn được gọi bằng cái tên món "thịt chống đói".
"Món giả thịt xuất hiện trong hoàn cảnh người dân nghĩ cách tìm ra món ăn thay thịt. Món này được bán ở chợ ven đường để thay thế thịt quá đắt tiền và đáp ứng nhu cầu của những người không được thỏa sức ăn thịt", bà Hongღ nói. "Chúng tôi ăn món giả thịt và hình dung rằng đây là thịt thật".
Tuy nhiên, với một số người dân Triều Tiên, injogogi cũng là một loại thực phẩm ngoài tầm với. "Tôi nhớ có lần em gái ốm và muốn ăn injogogi nhưng chúng tôi không thể mua nổi vì không đủ tiền", ông Ji Seong-ho, một người Triều Tiên đà⛎o tẩu, nhớ 🤪lại.
Mở cửa hàng﷽ bán những món ăn quen thuộc với người Triều Tiên, bà Hong hy vọng có thể giúp nhân dân hai nước xích lại gần nhau. "Tôi bắt đầu làm việc này bởi nghĩ ngày thống nhất sẽ đến và người Hàn Quốc nên hiểu hơn về văn hóa Triều Tiên. Gia đình tôi cố ngăn nhưng 𝄹tôi vẫn làm, tin rằng mình sẽ thành công với món ăn Triều Tiên", bà Hong nói.
Tae Min-jeong, 57 tuổi, thực khách Hàn Quốc của cửa hàng, có đánh giá tích cực với injogogi. "Đây là lần đầu tôi thử món giả thịt. Tôi nghĩ nó rất dai và ꦏngon, hơi giống vị kimchi. Vì nó dai, có vị ngọt và mềm nên cũng sẽ ꧃phù hợp với khẩu vị trẻ em", bà Tae nói.
Vũ Phong