Để làm rõ hành vi và bước đi của mỗi người có ꧋làm tăng nguy cơ bị cướp giật hay không, hai nhà nghiên cứu đến từ Đại học Hofstra và New York đã bí mật gắn máy quay phim tại khu vực x🐎ảy ra nhiều vụ cướp giật nhất của thành phố New ಌYork (Mỹ).
Họ chiếu hình ảnh quay được cho các tù nhân xem và yêu cầu đánh giá “mục tiêu”. Kết quả cho thấy, tốc độ đi, độ dài bước chân, sự chuyển động của thân trên, dáng người khi đi là thông số để kẻ phạm t💛ội đánh giá “sự yếu đuối” của nạn nhân. Ngoài ra, diện mạo và cách ăn mặc của nạn nhân cũng gây tác động với tội phạm khi lựa chọn mục tiêu.
Nhiều năm sau, vào những năm 2000, một nghiên cứu khác được tiến hành. Các nhà nghiên cứu ghi hình dáng đi của 🌄12 người, trong đó có những người từng là nạn nhân cướp g♕iật. Những hình ảnh này được chiếu cho một nhóm tù nhân phạm các tội tương tự xem với yêu cầu chọn lựa “mục tiêu” để gây án.
Kết quả cho thấy, nhóm 🌱người bị lựa chọn gần như trùng khớp với nhóm người đã bị cướp giật trong quá khứ. Đây là những người có có xu hướng đi chậ💦m, bước đi ngắn và không đều.
Sau khi thực hiện và tổng hợp một loạt các nghiên cứu khác trên dáng đi, nhà khoa học Johnston kết luận trên tờ báo Journal of Interpersonal Violence rằng để tránh trở thành mục tiêu của những vụ tấn công, bạn nên luyện cho mình dáng đi như sau: bước chân dài (phù hợp với chiều cao), khung chậu nên chuyển động theo từng bước đi, đưa cánh tay đều đặn, bước nhanh đều và giàu năng lượng💦.