"Tôi đã có trải nghiệm thực sự đáng sợ ở Calais. Tôi đã nhiều lần bị cảnh sát tống giam suốt 18 tiếng. Chúng tôi hoàn toàn không còn chút phẩ൩m giá nào", Passarlay, người di cư Afghanistan, nhớ lại quãng thời gian ở Calais, thị trấn cảng ở bờ biển phía bắc nước Pháp.
Passarlay lần đầu chạy trốn khỏi quê hương bị chiến tranh tàn phá khi mới 13 tuổi. Một mình lang thang khắp hai châu lục, Passarlay đã qua tay nhiều kẻ buôn người, bị tống vào tù và thường xuyên bị bạo hành, chỉ để hy vọ꧑ng có thể đoàn tụ với anh trai ở Anh.
Gần 15 năm đã qua kể từ khi Passarlay tới châu Âu và༺ hiện anh đã 🍸trở thành một tác giả và nhà hoạt động nổi tiếng. Nhưng với nhiều người khác đang tuyệt vọng tìm cách tới Anh, thử thách vẫn tiếp tục.
Gần 🦂4.000 người đã vượ♑t biển nguy hiểm từ phía bắc Pháp tới miền nam nước Anh kể từ đầu năm tới nay, thường là trên những chiếc thuyền nhỏ mỏng manh, quá tải. Giống như Passarlay 15 năm trước, nhiều người là trẻ em không có người lớn đi cùng.
Kể từ ♐khủng hoảng tị nạn năm 2015, đây là lần đầu tiên châu Âu chứng kiến lượng người nhập cư lớn như vậy. Chỉ riêng tháng 8, hơn 650 người xin tị nạn đã tới Anh. Với hầu hết, Anh là điểm dừng chân cuối cùng trên hành trình mệt mỏi hơn 4.800 km từ Trung Đông và Bắc Phi.
Dù mỗi người đều có lýಌ do riêng để tiềm kiếm cuộc sống mới ở Anh. Nhưng tất cả đều có chung mong muốn thoát khỏi các trại tị nạn tạm tồi tàn ở Pháp.
Tro♔ng tháng 8, hơn 2.00ܫ0 người, gồm cả đàn ông, phụ nữ và trẻ em, chen chúc trong các túp lều lụp xụp hay các khu trú ẩn tồi tàn ở các thị trấn ven biển như Calais và Dunkirk. Và nhiều người di cư khác tiếp tục kéo đến mỗi ngày.
Khả năng tiếp cận nguồn thực phẩm,🌱 nước uống và hệ thống vệ sinh cũng hạn chế, giữa lo ngại Covid-19 bùng phát.
"Khủng hoảng trong khủng hoảng", Maddy Allen, đại diện của Help Refugees, nhóm từ thiện chuyên giúp đỡ người tị nạn, cho biết. "Điều kiện sống ở các t🧔rại tị nạn rất tệ. Đó là những nơi khó có thể sống trước khi Covid-19 xuất hiện và giờ là không thể chịu đựng nổi".
Matthieu Tardis, chuyên gia về chính sách di cư tại Viện Quan hệ Quốc tế Pháp (IFRI) nhận định người di cư chỉ xem Anh là giải pháp cứu cánh, chứ không hoàn toàn là miền đ🍎ất hứa.
"Một số người di cư c💜ó họ hàng hoặc cộng đồng người cùng quê ở Anh. Ở đó, ngôn ngữ giao tiếp cũng là tiếng Anh. Đây là ngôn ngữ phổ biến hơn tiếng Pháp rất nhiều", Tardis nói.
"Mùa thu năm 2016, thời điểm trại chính ở Calais bị dỡ bỏ, chúng tôi thấy nhiều người được cung cấp nơi ở khác và khi chúng tôi🌞 đình chỉ Quy chế Dublin, phần lớn họ vẫ🍨n ở lại Pháp. Họ xin tị nạn ở Pháp và nhiều người đã được chấp nhận", Tardis nói thêm.
Quy chế Dublin ♑của Liên minh châu Âu (EU) quy định người di cư phải xin tị nạn ở quốc gia châu Âu mà họ tới đầu tiên, phần lớn là Italy, Hy Lạp và Tây Ban Nha, và sẽ được trả về quốc gia đó nếu như bị phát h🐓iện ở quốc gia thành viên khác.
"Điều kiện sống kém mà họ trải qua ở Pháp, Italy cùng nhiều quốc gia E𒀰U khác đã thôi thúc họ đi đến nơi khác và nghĩ rằng ở Anh sẽ tốt hơn. Nhưng họ thường không xin tị nạn ở đó vì Quy chế Dublin vẫn còn hiệu lực. Họ sẽ bị đưa trả lại🍒 các quốc gia khác ở EU", Tardis cho hay.
Chuyên gia của IFRI cho biết những người di cư tới ꧅Anh vẫn được xem là bất hợp pháp. Tuy nhiên, nền kinh tế Anh không quản lý nghiêm ngặt như Pháp nên có nhiều cơ hội việc làm hơn. "Đó là nền kinh tế tự do cần nhiều lao động giá rẻ và người nước ngoài chấp nhận các công việc đó", ông nói.
Nhưng hậu Brexit, Quy chế Dublin của EU liệu có còn duy trì ở Anh. "Anh đã đề xuất với EU về cơ chế chấp thuận cho ph൲ép họ tiếp tục duy trì Quy chế Dublin. Tuy nhiên, EU hiệ🐼n không muốn thảo luận vấn đề này nên nó chỉ là đề xuất đơn phương", Tardis chia sẻ.
"Anh chắc chắn sẽ dễ dàng đàm phán với Pháp về vấn đề người di cư hơn là với EU. Tuy nhiên, đi﷽ều đó sẽ còn phụ thuộc xem Pháp muốn nhận được gì từ vụ làm ăn này", Tardis nhận định.
Thanh Tâm (Theo AFP, DW)