Lo lắng về tình trạng sức khỏe, Ngân, ở Hải Dương, đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội) khám, được bác sĩ chẩn đoán viêm dạ dày cấp, mỡ ruột và gan nhiễm mỡ độ 3 (mức nặng nhất). Người phụ nữ không tin bản thân bị mỡ nội tạng, do câ🌠n nặng của cô chưa từng vượt mốc 50 kg, vòng eo săn chắc, chಌỉ số BMI (béo phì) trong giới hạn bình thường.
Trực tiếp điều trị cho Ngân, PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn, Phó viện trưởng Viện Phẫu thuật tiêu hóa, Bệnh viện 10🌼8, cho biết nhiều người có quan niệm sai lầm về mỡ nội tạng và xem nhẹ tác hại của chúng. Mỡ nội tạng là mỡ tích tụ xung quanh gan, lòng mạch và ruột. Một số người cho rằng chỉ nhóm bị thừa cân, béo phì, uống nhiều rượu bia mới có khả năng mắc gan nhiễm mỡ hoặc các bệnh chuyển hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều người gầy, người ăn chay, hay giảm cân đã mắc gan nhiễm mỡ và các bệnh rối loạn chuyển hóa do tình trạng này gây ra.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Gastroenterology năm 2019 cho thấy tỷ lệ bệnh gan nhiễm mỡ trong số người béo phì là khoảng 50-70%; còn lại là ở người gầy. Song, con số này có thể thay đổi và bị ảnh hưởng bởi các yếu tố như phương pháp đ🎐o lường, tiêu chuẩn chẩn đoán và tùy thuộc vào những nhóm dân tộc, địa lý cụ thể.
Tại Việt Nam, khoảng gần 30 triệu người bị gan nhiễm mỡ, trong đó 30-35% bệnh nhân tiến triển thành xơ gan. Hiện c🉐hưa có thố🐬ng kê cụ thể về tỷ lệ người gầy mắc bệnh.
Cơ chế gây bệnh gan nhiễm mỡ ở người gầy chưa được hiểu rõ hoàn toàn. PGS Tuấn cho rằng một phần nguyên nhân là mất cân bằng giữa việc tiêu thụ và chuyển hóa mỡ trong gan. Bình thường, gan có chức năng chuyển hóa൩ đường để tạo thành năng lượng, nhưng nếu lượng đường (để chuyển hóa) không đủ, buộc gan phải dùng mỡ thay thế. Lượng mỡ dồn nhiều về gan, tích tụ trong các tế bào, về lâu dài sẽ gây gan nhiễm mỡ.
Ngoài ra, nhiều người gầy có chế độ ăn uống không cân đối hoặc tiêu𒐪 thụ quá nhiều chất béo bão hòa, đường, hút thuốc lá và uống nhiều bia rượu, dẫn đến mỡ tích tụ. Một số người khác do di truyền hoặc mắc tiểu đường, trong đó đường huyết cao và sự kháng insulin có thể khiến gan nhiễm mỡ.
Một số bệnh lý gan như viêm gan virus, xơ gan, hoặc việc sử dụng 🧔một số loại thuốc như corticosteroid, dẫn xuất của amiodarone, tamoxifen... 𓆉khả năng gây bệnh.
Gan nhiễm mỡ không được điều trị có thể gây hậu quả và các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như viêm, xơ, ung thư gan, rối loạn chức năng gan, bệnh tim mạch, tiểu đường và suy yếu miễn dịch. Đặc biệt, theo bác sĩ Tuấn, bệnh này thường phát triển âm thần, không có triệu chứng rõ ràng, hay nhầm lẫn với một số bệnh khác, nên đa số người gầy đều không nghĩ mình có thể mắc bệnh. Do đó, nhóm này cần khám sức khỏe định k♐ỳ giúp tầm soát, phát hiện và điều trị bệnh lý kịp thời. Theo dõi mỡ máu và đường huyết, kiểm soát lượng cholesterol trong máu vì đây là các yếu tố quan trọng gây gan nhiễm mỡꦕ.
Điều trị 🔯gan nhiễm mỡ bao gồm các biện pháp thay đổi lối sống và thuốc điều trị. Theo đó, người bệnh cần tăng cường cân bằng dinh dưỡng với chế độ ăn giàu chất xơ, ít chất béo bão hòa và đường, hạn chế đồ uống có cồn. Ăn nhiều rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa. Thực hiện hoạt động thể chất đều đặn như đi bộ nhanh, chạy bộ, bơi ꧑lội, nâng tạ...
Nếu bị thừa cân hoặc béo phì, giảm cân là yếu tố quan trọng♋ để giảm mỡ gan. Tuy nhiên, việc giảm cân cần được thực hiện dưới sự giám sát của꧟ chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ.
Mỹ Ý
*Tên nhân vật được thay đổi