10h sáng 29/6, con đường dẫn vào Bệnh viện Nhi Trung ương kẹt cứng taxi ra vào. Trời nắng gắt 39-40 độ C. Chưa đến giờ vào thăm, nhiều người nhà đứng ngồi vạ vật ngay ngoài cổng chính, chọn những chỗ dưới tán lá cây, t🍌rê🐎n tay người nào cũng phe phẩy quạt, chai nước. Bước chân vào khu khám bệnh là không khí ngột ngạt, oi bức dù các quạt chạy hết công suất nhưng mỗi ngày có đến 2.300 trẻ đến khám, nhiều trẻ có tới 2 phụ huynh đi kèm. Bất cứ chỗ nào râm mát, có quạt đều đông nghịt người đứng, ngồi thậm chí ngồi bệt trên sàn nhà.
Ngồi dưới bóng râm, nhiều bà mẹ luôn tay quạt mát cho con, thi thoảng lại lấy khăn thấm mồ hôi của trẻ. Nhiều trẻ đang ốm, cộ🍸ng thêm nóng bức khó chịu mồ hôi ra càng quấy khóc. Người lớn ai cũng lộ vẻ mệt mỏi, thẫn thờ vì phải chờ đợi.
Thạc sĩ, bác sĩ Phan Thị Ngọc Lan, khoa Khám bệnh, cho biết, thời tiết nắng nóng hoặc lạnh kéo dài số trẻ đến khám thường giảm vì khi đó trẻ con đã có đủ thời gian thích nghi với thời tiết. Ngược lại, thời điểm giao mùa, nóng lạnh 𒀰bất chợt trẻ ùn ùn đổ bệnh vì không thích nghi kịp. Trẻ đến khám trong thời gian này chủ yếu là các bệnh sốt, bệnh ngoài 🐻da, tiêu chảy.
Tương tự൲ tại khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, số trẻ đến khám chưa tăng nhiều nhưng nhiều trẻ nhập viện trong tình trạng nặng. Trẻ chủ yếu mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm phổi, viêm phổi, viêm tiểu phế quản; sốt kèm theo tiêu chảy… Nằm phòng điều hòa nhiều cũng là điều kiện thuận lợi cho virus hợp bào hô hấp thường trực ở mũi họng như viêm họng, cảm cúm... ph🐽át triển.
Trong khi đó, tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, số người đến khám tăng khoả🌺ng 10% so với ngày thườn🦄g; trong đó bệnh nhân tăng huyết áp chiếm chủ yếu; sau đó là bệnh mạch vành, suy tim.
Bác sĩ Nguyễn Văn Long, khoa Khám bệnh, cho biết lượng b꧋ệnh nhân cao tuổi đến khám và nhập viện điều trị sẽ có thể tăng nữa. Nguyên nhân là do tác động của thời tiết nắng nóng cũng cần có thời gian nhất định chứ không chỉ một hai ngày. Nhiệt độ môi trường tăng cao dễ dẫn tới các bệnh tăng huyết áp, tim mạc🐼h ở người cao tuổi. Thời tiết tác động làm huyết áp không ổn định; bệnh nhân mắc các bệnh xương khớp, rối loạn chuyển hóa, tiểu đường... cũng gia tăng. Ở người cao tuổi, cơ thể điều hòa thân nhiệt kém nên chịu nhiều ảnh hưởng từ nhiệt độ bên ngoài.
Trong khi đó, người đi trông nom bệnh nhân cũng có muôn kiểu chống nắng. Phòng bệnh🅠 nào may mắn có điều hòa thì người nhà còn bớt khổ; trưa, tối chỉ cần rải chiếu xuống nền nhà. Với những ph𝔉òng chỉ có quạt thì họ tìm được chỗ nào mát, bóng râm thì ngả lưng chỗ đó. Nhiều người chọn cách thuê phòng có điều hòa ngay cổng bệnh viện.
"Dọc hành lang, trên nền nhà, góc... cứ chỗ nào thấy mát thì mình nghỉ thôi. Cũng may là buổi tối có gió nên cũng đỡ oi bức hơn nhiều; ban ngày thì đành chịu khó vất vả tý", anh Hà (Thái Bình) có con gái 4 💃tháng tuổi bị tim bẩm sinh đang nằm điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương nói.
Bệnh nhân đi viện trong nắng nóng
Các chuyên gia khuyến cáo để phòng bệnh, những người có bệnh mãn tính phải uống thuốc đều, nhất là người già. Mùa hè nên uống 1,5-3 lít nước, đặc biệt là người cao tuổi cần định sẵn một lượng nước cần uống. Với bệnh nhân suy tim nên khống chế lượng nước đầu vào, khi nào kháꦛ🍬t thì uống. Nếu phải uống thuốc huyết áp có thành phần lợi tiểu thì vẫn phải uống.
Nhà có điều kiện nên ngồi trong điều hòa, ở nhiệt độ 27-28 độ C, hạn chế đi r🧔a ngoài trời vào lúc nắng đỉnh điểm trong ngày. Nắng nóng khiến cho sức đề kháng của cơ thể kém đi và dễ bị các bệnh sốt virus, bệnh đường hô hấp. Người cao tuổi cần uống đủ nước, ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ăn trái cây và rau xanh để tăng cường vitamin và khoán🦩g chất giúp tăng cường sức đề kháng.
Trong giai đoạn nắng nóng này, để phònﷺg bệnh cho con, cha mẹ cần chú ý giữ gìn vệ sinh 🌸sạch sẽ, tránh trẻ bị các bệnh về da, chú ý vấn đề an toàn thực phẩm. Nếu cho trẻ nằm phòng điều hòa, không để nhiệt độ trong phòng chênh lệch với bên ngoài quá nhiều, tránh không để mũi bị khô, dễ bị bệnh. Khi trẻ có dấu hiệu sốt thì cần đi khám để xác định nguyên nhân gì, do nắng nóng quá hay là do bị bệnh nhiễm trùng.
Nam Phương - Hà An