Sự phát triển của kinh tế và du lịch🔥 toàn cầu cùng mối quan tâm với giáo dục phương Tây đã thôi thúc tầng lớp trung và thượng lưu Trung Quốc tìm kiếm những chuyên gia ꧃về ứng xử, ngoại giao, nhằm cải thiện phong cách và vị thế cho mình.
"Người giàu Trung Quốc trước đây chỉ chăm chăm đi mua hàng hiệu để phô trương, còn bây gi🧸ờ họ tập trung vào học những kiến thức giúp mình trở nên khác biệt", James Hebbert, giám đốc quản lý của Seatton, một công ty văn hóa và giao tiếp Anh ở Trung Quốc, cho biết.
Hebbert đã đi khắp 🅰Trung Quốc để dạy cho các khách hàng cách bắt tay sao cho đúng, cách thắt một cái nơ, cách dùng dao nĩa, giao tiếp bằng ánh mắt và lựa chọn trang phục theo sự kiện. "Mọi người, nhất là trong văn hóa Trung Quốc, muốn tránh mất mặt khi làm ăn hoặc đi nghỉ ở phương Tây", ông nói.
Trung Quốc có số triệu phú nhiều nhất thế giới. Mức độ giàu có tăng lên đồng nghĩa với những nhu cầu của các đại gia cũng tăng lên. Tại Học viện Sarita, nhà sáng lập Sara Jane Ho thu hút được cả những người giàu có nhất Trung Quốc. Cô mở trụ sở tại Bắc Kin🍸h, dạy một lớp giao tiếp cho phụ nữ đã kết hôn và một lớp "vỡ lòng" dành cho các cô gái trẻ.
"Các học viên của tôi là những người đã mu💯a được túi Hermes từ 10 năm trước. Bây giờ họ đang đưa bản thân mình lên những tiêu chuẩn cao hơn v🅷à có những khát vọng sâu xa hơn", Ho nói.
Lớp giao tiếp kéo dài 12 ngày với học phí lên tới hơn 16.000 USD. Những phụ nữ tham gia khóa học sẽ được dạy các nghi thức giao t🍃iếp xã hội cấp cao như cách tổ chức một bữa tiệc tối, các thủ thuật giao lưu, các quy tắc chính thống và ngoại giao, cách ứng xử trong khách sạn và nhà hàng. Thậm chí còn có một khóa học phát âm các thương hiệu xa xỉ.
Trong khi đó, khóa học "vỡ lòng" kéo dài 10 ngày, dành cho các cô gái trẻ chưa chồng từ 16 tuổi trở lên và tập trung vào cách ứng xử khi hẹn hò, cách giới thiệu theo chuẩ꧑n quốc tế, cách tổ chức một cuộc꧑ chuyện trò và các mẹo ăn mặc.
Ho, ngꦉười Hong Kong và có một thời gian dài học tập ở Mỹ, cho hay kinh nghiệm là điểm mạnh lớn nhất của cô. "Các học viên của tôi là những lãnh đạo trong các tổ chức xã hội và doanh nghiệp của họ, rất khó để họ tìm được một người thầy mà họ tôn trọng. Các giáo viên của chúng tôi phải sống cuộc sống của họ và thấu hiểu các nhu cầu của họ", cô nói.
Ngày càng có nhiều bậc phụ huynh giàu có ở Trung Quốc cũng gửi con em mình ra nước ngoài du học. Họ làm bất cứ điều gì để mở rộng cơ hội đỗ đạt của con cái. Vì thế, lớp giao tiếp của Ho cũng giảng dạy các kỹ thuật làm cha mẹ và theo lời khuyên của cô, một nhóm phụ huynh gần đây đã bay sang Bỉ để chọn ngựa cho những đứa trẻ 10 tuổi của mình. Họ hy vọng chúng sẽ trở ꦐthành nhꦑững tay đua ngựa tài năng.
"Trẻ em cần khả năng này để có 💜thể đỗ vào một trường nội trú tốt hay đại học hàng đầu", cô cho biết.
Debretts, trường giảng dạy phong cách sống sang trọng ở London, cũng giúp các sinh viên sẵn sàng ch𒀰o cuộc sống ở nước ngoài. Các lớp ở đây dành cho trẻ em đang tuổi đến trường, tập trung vào phát triển thương hiệu cá nhân, cách ăn uống, kỹ năng tiếp xúc xã hội, kỹ năng phỏng vấn và hội thoại. Các tiết học chủ yếu dựa trên các trò chơi và làm việc nhóm.
Debretts đã tổ chức các chương trình đào tạo ở Hong Kong và Thượng Hải năm nay, trong khi cũng có nhiều học sinh nước ngoài chọn học tại London. Hồi tháng 7, chương trình khai trương ở London thu hút 14 học sinh Trung Quốc. Các khóa thương hiệu cá nhân và kỹ năng ă🐷n uống có giá 735 USD và kỹ thuật phỏng vấn là 850 USD.
Trong khi những bài học này giúp mở rộng kho kiến thức giao ti꧑ếp của mọi người, Hebbert cho hay chúng khôn💞g chỉ là dạy cái gì đúng, cái gì sai. "Hơn cả đó là giảng dạy và trân trọng một nền văn hóa khác", ông nói.
Anh Ngọc (theo CNN)