Báo cáo công bố hôm 31/3 của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) cho thấy trong tuần kết thúc ngày 22/3, tiền gửi tại các ngân hàng thương mại nước này giảm 125,7 tỷ USD. Mức giảm đã chậm lại so với tuần trước đó – thời điểm ngay sau khi Silicon Valley Bank và Signature Bank sụp đổ.
So với mức kỷ lục vào tháng 4 năm ngoái, tổng tiền gửi giảm 860 tỷ USD. Hơn một phần b🌼a mức giảm này diễn ra sau khi SVB và Signature bị đóng cửa. Mức tiền gửi hiện là thấp nhất kể từ tháng 8/2022.
Số liệu tuần trước đóꦛ cho thấy các ngân hàng Mỹ bị rút ra 98,4 tỷ USD. Tuy nhiên, sau điề🤡u chỉnh, con số này đã tăng gần gấp đôi.
Tổng tiền gửi tại các ngân hàng nhỏ của Mỹ hiện là 5.386 tỷ USD, tăng so với tuần trước. Ngược lại, con số này tại 25 ngân hàng lớn nhấꦦt Mỹ đi xuống, còn 10.650 tỷ USD. Chi nhánh tại Mỹ của các ngân hàng nước ngoài cཧũng bị rút tiền gửi.
Giới chức tài chính Mỹ khẳng định việc rút tiền đã ổn định sau sự cố SVB và Signature. Cả hai ngân hàng này đều có lượng lớn tiền gửi vượt giới hạn bả🧔o hiểm 250.000 USD của Công ty Bảo hiểm Tiền gửꦓi Liên bang Mỹ (FDIC).
Giới chức Mỹ buộc phải áp dụng biện pháp chưa từng có tiền lệ là bảo hiểm cho tất cả tiền gửi tại SVB và Signature. Biện pháp này nhận được cả lời khen ngợi lẫn chỉ trích từ công chúng. Nó cũng làm dấy lên đồn đoán giới chức có th🗹ể lặp lại điều này nếu có thêm ngân hàng sụp đổ hay không.
Bất chấp lo ngại của giới chức sau 🍸hai vụ sụp đổ, các ngân hàng thiếu tín dụng cho vay, hoạt động cho vay tại Mỹ vẫn chưa sụt giảm đáng kể.
Cho vay trong lĩnh vực thương mại và công nghiệp giảm gần 30 tỷ USD trong tuần tính đến hết ngày 22/3. Mức giảm này là lớn nhất gần 2 năm qua, nhưng hiện chưa rõ liệu điều này có liên quan đến vụ sụp đổ 2 ngân hàng hay khôn🃏g.
Các mảng khác, như vay mua nhà, mua ôtô và chi tiêu thẻ tín dụng cũng ít thaꦺy đổi kể từ biến động trong ngân hàng tháng trước.
Hà Thu (Reuters)