Đó là buổi tối cuối năm ngoái, người đàn ông 30 tuổi ở quận Bắc Từ Liêm vô tình đâm trúng con chó bất ngờ lao từ nhà ra đường. Cú đâm khiến người và xe văng xa vài mét. Chủ chó cùng vài người trong nhà lao ra, giữ Chung lại và yêu cầu bồi thường 5 triệu đồng để "đưa con chó đi viện". Mớ𒆙i đầu anh còn thanh minh lỗi do con chó lao ra đường bất ngờ, nhưng mấy người kia kiên quyết không nghe, thậm chí dọa đánh.
Gặp người ngang ngược, Chung phải nài nỉ, xin giảm xuống 2 triệu đồng kèm lời giải thích "không biết con chó định chạy qua đường để tránh". "Con chó bị thương tôi phải bồi thường, nh🌸ưng tôi bị thương thì ai chịu trách nhiệm? Từ bấy đến nay, nhìn thấy chó thả rông là cơn tức lại dâng lên", anh nói.
Cũng gặp vấn đề với chó thả rông nhưng chị Mai Lan, 37 🃏tuổi, ở Cầu Giấy, lại bức xúc kiểu khác. "Khu tôi sống giờ thành nhà vệ sinh công cộng cho lũ chó quanh vùng", chị kể với bạn bè về tình 🥂trạng nhiều gia đình để vật nuôi đi tiểu tiện, đại tiện bừa bãi.
Mỗi sáng, chị phải dọn một, hai bãi phân chó trước cửa nhà và đổ nước khử mùi. Chị đã phải bấm bụng tình nguyện làm việc này nhiều năm vì không thể tìm và yêu cầu chủ dừng cho chó đi vệ sinh bừa bãi. "Ngõ dài 500 m nhưng cách vài mét có một "quả mìn" (cách người dân ám chỉ phân chó), khó chịu vô cùng", Lan miêu tả.
Cả chị Lan và anh Đức Chung đều ủng hộ kế hoạch lập gần 600 đội bắt chó mèo thả rông mà Hà Nội công bố hôm 12/4. "Tôi chắc chắn làm đơn đề nghị bắt toàn bộ lũ chó thả rông, thường xuyên đi vệ sinh 🌺bậy bạ", chị Lan nó⛦i.
Những năm trước, chị từng kiên nhẫn gõ cửa từng nhà nuôi chó trong ngõ để góp ý, mong giữ vệ sinh chung. Nhưng họ khẳng định "chưa từng thả chó ra ngoài". Muốn bắt quả tang, chị dậy sớm canh, nhưng dù sớm đến đâu cũng thấy có sẵn vài bãi "mìn". Tranh cãi giữa các hộ nuôi chó và không có chó liên tục xảy ra, nhiều gia đình bàn tính góp tiền lắp camera giám sát. "Nhưng camera để chống trộm 🌼chứ đâu phải canh chó", chị thở dài. Cuối cùng cả ngõ thống nhất "cửa nhà ai nhà ấy dọn", đến khi bắt được t𓆉hủ phạm.
Ngoài việc chó mèo phóng uế bừa bãi, tình trạng thả rông vật nuôi cũng gây mất an toàn cho xe lưu thông, khiến nhiều người bức xúc. Vụ tai nạn của Hà My, 28 tuổi, ở quận Hoàng Mai, gần giống anh Đức Chung gặp phải. "Người nuôi luôn nói 'con chó hiền lắm, không cắn ai' nhưng nó là hung thủ khiến tôi bị rạn xương", cô gái 28 tuổ🍬i kể.
Nhà My nằm trong conꦍ ngõ nhỏ trên đường Ngọc Hồi, nơi nhiều gia đình thả chó không đeo rọ mõm. Mỗi lần đi làm về, cô phóng xe thật nhanh để thoát khỏi những con chó rượt đuổi. Nhưng hơn một năm trước, My bất ngờ bị một con chó từ trong ngõ xông thẳng đến, khiến cả người cả xe ngã xuống đường. Cô bị rạn xương tay, chân trái, người xây xát. "May tôi đi chậm, giả sử hôm đó mà phóng nhanh không biết chuyện gì sẽ xảy ra", My nói. Chủ vật nuôi cam kết "quản lý chó chặt hơn" nhưng vài ngày sau cô lại thấy con vật chạy tự do ngoài đường.
"Tôi tức con chó một thì tức người chủ𓆏 mười. Họ đổ lỗi cho con vật nhưng không biết bản thân là người gián tiếp gây tai nạn", cô nói.
Bé Trung Quân, 4 tuổi, con anh Hoàng Văn Thắng, quận Hoàng Mai, cũng là nạn nhân bị chó tấn công. Tháng 3/2021, Quཧân bất ngờ bị một con chó tây, nặng khoảng 25 kg, không dây xích, rọ mõm lao vào cắn khi bé cùng bố mẹ đến công viên Yên Sở. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bác sĩ cho biết vết thương sâu hơn 10 cm, dài khoảng 15 cm, chạm vào phần cơ, phải theo dõi biến chứng nhiễm trùng. Ngay sau khi xảy ra tai nạn, anh Thắng làm đơn trình báo phường, yêu cầu làm rõ việc chó không đeo rọ mõm tấn công người trong công viên, nhưng đến nay chưa tìm được hung thủ.
Theo Cục Thú y, ước tính mỗi ♎năm Việt Nam có 400.000-500.000 người bị chó cắn, phải điều trị dự phòng. 80-100 người tử vong do lây bệnh dại từ chó mèo. Viện Pasteur TP HCM ghi nhận nguyên nhân gây bệnh dạ🌠i cho người chủ yếu là do chó nuôi (chiếm hơn 96%), mèo chiếm 3,6%. Phần lớn các ca này là trẻ dưới 15 tuổi.
Tại Hà Nội, trong 6 tháng đầu năm 2018 ghi nhận hơn 6.900 người b🅠ị chó cắn được báo cáo đến các cơ sở y tế. Hiện, tổng đàn chó, mèo của thành phố khoảng 460.000 con, đứng thứ hai cả nước sau Nghệ An. Từ năm 2019 đến nay, thành phố ghi nhận một trường hợp tử vong vì bệnh dại. Số vụ bị chó tấn công có xu🍷 hướng gia tăng.
Bị lên án, nhiều gia đình nuôi chó khẳng định vật nuôi ở nhà rất ngoan, đã huấn luyện đi vệ sinh đúng chỗ, hy hữu mới xảy ra tình trạng chó phóng uế ngoài đường hoặc tấn công người. "Chó cũng giống như người, suốt ngày cứ nuôi nhốt, bắt rọ mõm thì sao chịu được? Điều này⛎ chỉ những người nuôi mới hiểu", một người nuôi chó (đề nghị không nêu tên) biện minh.
Nhưng số khác lại không đồng tình. Anh Minh Hoàng, 30 tuổi, quận Thanh Xuân, nhiều năm nuôi chó cho rằng, thay vì bắt nhốt vật nuôi, nên mạnh tay xử phạt 𒁃chủ. "Con thú không đáng bị cả xã hội lên án. Chúng không thể tự mở cổng ra ngoài, hay tháo rọ mõm. Việc bắt nhốt không khiến vật nuôi sợ hay cam kết không tái phạm. Đó phải là việc của người chủ", anh bày tỏ ý kiến.
Dù ủng hộ 600 đội bắt chó mèo thả rông của Hà Nội nhưng Đức Chung không tin là chiến dịch này sẽ t💝ạo ra sự thay đổi nào đáng kể. "Cách đây mấy năm 🐓cũng làm rầm rộ lắm nhưng mọi việc đâu vẫn hoàn đó", anh nói.
Trong năm 2017 và 2018, mô hình thí điểm Đội chuyên trách bắt chó thả rông ra đời tại hai phường Hạ Đình và Khương Đình của quận Thanh Xuân. Tháng 11/2018, mô hình này được nhân rộng trên toàn quận. Gần một năm sau, tháng 10/2020, Ba Đình trở thành quận thứ hai của thủ đô có mô hình này. Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi cục trưởng Thú y Hà Nội, cho biết hiện 4 quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Ba Đình, Thanh Xuâ𝕴n đã triển khai các đội bắt chó thả rông. Chi cục đang phối hợp với 8 quận còn lại tuyên truyền, tập huấn xây dựng các đội, dự kiến hoàn thành trong năm 2023.
Đối với 17 huyện ngoại thành và một thị xã, ông Sơn cho rằng việc lập đội trước mắt chưa khả thi do người dân chủ yếu nuôi chó thả rꦛông để trông giữ nhà, tài sản 🎶ở khu vực rộng. Việc này sẽ cần thời gian để vận động, thuyết phục người dân.
"Thực 🎃tế đã có các đội săn bắt chó thả rông nhưng còn nhỏ lẻ, tự phát, không đồng nhất từ trên xuống nên chưa tạo hiệu quả cao", ông Nguyễn Trường Sinh, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND phường Mễ Trì, quận Nam Từ Liêm cho biết.
Theo ông Sinh, kế hoạch mới của thành phố khi được triển khai đồng bộ sẽജ tạo thay đổi nhất định về mặt nhận thức và hành động🔴. "Việc thành lập các tổ chuyên trách không khó. Chúng tôi đang chờ chỉ đạo cụ thể, phổ biến xuống cấp xã, phường sẽ bắt tay thực hiện", Chủ tịch UBND phường nói.
Còn với Mai Lan, chị đang đếm từng ngày chờ quy định mới được áp dụng để dẹp nạn thả rông chó, mèo. "Kh🌠i đó tôi sẽ không phải làm công ích mỗi 🍃sáng trong sự ấm ức", người phụ nữ 37 tuổi nói.
Quỳnh Nguyễn