Nghiên cứu do tiến sĩ Leslie Vosshall và tiến sĩ Maria Elena De Obaldia, các nhà sinh học thần kinh tại Đại học Rockefeller đứng đầu. 🍌Phát hiện này đã đư🐈ợc công bố trên Tạp chí Cell ngày 25/10.
Các chuyên gia cho biết người thu hút muỗi có hàm lượng axit nhất định trên da cao. Các "phân tử nhờn" này là một phần trong lớp dưỡng 🌄ẩm tự nhiên của làn da. 🦄Lượng phân tử nhờn ở mỗi người là khác nhau. Các vi khuẩn lành mạnh sống trên da ăn các axit này và tạo ra mùi đặc trưng. Mùi hương đó thu hút các con muỗi.
Các nhà khoa học đã thiết kế một thí nghiệm nhằm phân chia mùi hương của tình nguyện viên với nhau. Họ yêu cầu người tham gia đeo găng nylon quanh cẳng tay, khiến chiếc gă⛄ng áp mùi cơ thể. Sau đó, họ đặt chiếc găng vào đầu ống dài và thả hàng chục con muỗi vào bên trong.
"Về cơ bản, những con muỗi sẽ tìm đến đối tượng hấp dẫn nhất. Mọi thứ trở nên rõ ràng ngay lập tức", tiến sĩ Maria Ele♐na De Obaldia giải thích.
Các chuyên gia pౠhát hiện một vài chiếc găng tay thu hút muỗi gấp khoảng 100 lần so với số khác. Thí nghiệm sử dụng muỗi Aedes aegypti lây lan các bệnh như sốt vàng da, Zika và sốt xuất huyết. Tiến💟 sĩ Vosshall cho biết những nghiên cứu khác có thể có kết quả tương tự.
Tiến sĩ Vosshall cho biết việc loại bỏ các axit trên cơ thể là bất khả thi, vì chúng có thể làm tổn h🍒ại đến sức khỏe da liễu. Tuy nhiên, nghiên cứu mở ra phương pháp mới để xua đuổi muỗi. Theo Jeff Riffell, nhà sinh học thần kinh tại Đại học Washington, các chuyên gia có thể tìm cách phân tách các vi khuẩn trên da và thay đổi mùi của chúng,
Dù vậy, Riffell thừa nhận ngăn ngừa muỗi cắn không phải điều dễ dàng, vì muỗi đã phát triển khứu giác rất n💛hạy bén. Các nhà khoa học từng nghiên cứu cách chỉnh sửa gene nhằm làm hỏng ꧂khứu giác của muỗi, song chúng vẫn có thể cắn người.
"Muỗi rất kiên c𓆏ường. Chúng có nhiều hình thức để tìm kiếm và đốt con người", tiến sĩ Vosshall nói.
Thục Linh (Theo Guardian)