Những ngày cuối tuần gần đây, Andy Tsui (Hong Kong) đều mua đồ trong trung tꦬâm thương mại cao cấp, hát karaoke ở quán sang trọng và ăn tôm càng đỏ Australia trong nhà hàng ở Thẩm Quyến (Trung Quốc). Kể cả khi mua thêm một cốc trà sữa, chi phí cho cả ngày vui chơi của anh chỉ hết chưa đầy 60 USD. Số tiền này tương đương một bữa ăn hàng mà nhiều bạn bè của Tsui phải trả ở Hong Kong.
Đó cũng là lý do Tsui chọn di chuyển từ Hong Kong sang Trung Quốc đại lục để mua sắm. "Tôi có thể mua một con vịt Bắc Kinh với giá 60-70 nhân dân tệ (10 USD) là đủ cho 3 người ăn. Trà sữa giá chỉ 10-12 nhân dân tệ cũng bán ở khắp nơi", Tsui cho biết trên CNN. Trong những lần sang đại lục, anh cũng nhận thấy "ngà🐎y càng nhiều người Hong Ko🐟ng" ở đây.
Tsui chỉ là một trong hàng trăm nghìn người Ho🌼ng Kong tới Thâm Quyến mỗi cuối tuần, để ăn uống, mua sắm và giải trí. Năm 2018, tuyến đường sắt cao🌞 tốc nối hai thành phố này đi vào hoạt động, giúp giảm thời gian di chuyển xuống chỉ còn chưa đầy 30 phút.
Người Hong Kong chỉ cho rằng họ tìm được nơi mua sắm, giải trí mới. Nhưng giới💞 chuyên gia nhận định xu hướng này cho thấy sự chuyển dịch vị trí giữa Trung Quốc đại lục và Hong Kong, giữa phương Đông và phương Tây. Trước đây, Hong Kong mới là nơi người đại lục thường xuyên đổ đến để du l🍌ịch và mua sắm hàng xa xỉ.
Năm 2018, có 51 triệu du khách đại lục đã đến Hong Kong. Họ thường tới🙈 công viên Disneyland, tới các siêu thị để mua hàng hóa nước ngoài, như sữa công thức ꧑hoặc mua hàng xa xỉ phương Tây. Các hoạt động này đã thúc đẩy đáng kể kinh tế Hong Kong.
Nhưng vài năm sau, tình hình đã thay đổi. Năm 2023, chỉ 26 triệu người đại lục tới Hong Kong. Cơ quan Di trú Hong Kong cũng cho biết nửa cuối năm 2023, chỉ khoảng 200.000 người đại lục sang Hong Kong dịp cuối ༒tuần. Trong khi đó, chiều ngược lại đông gấp đôi.
Eddy Lam (32 tuổi) tới Trung Quốc vì thích ẩm thực ở đây. "Họ trình bày đẹp. Quán ăn🐠 cũng to hơn và đồ ăn đúng vị hơn", anh cho biết. Laꦯm đã đến Thẩm Quyến 10 lần trong 3 tháng qua.
Số khác thì bị hấp dẫn bởi Costco và Sam’s Club - hai chuỗi siêu thị của đại gia bán lẻ Mỹ Walmart. Cherrie Leung - một quản lý quỹ tại Hong Kong - thích mua sữa và💛 sữa chua từ Sam’s Club ở Thâm Quyến. "Sữa rất tươi và được lấy thẳn🧸g từ các trang trại ở Nội Mông, Bắc Kinh", cô nói.
Hugo Sin (24 tuổi) thì thường xuyên đến đây cùng bạn bè vì tiền khách꧋ sạn chỉ bằng một phần nhỏ so với Hong Kong.
Giá cả là nguyên nhân chính c📖ho xu hướng này. Hong K𓂃ong nhiều năm qua nằm trong top thành phố đắt đỏ nhất thế giới, theo các hãng nghiên cứu Mercer và EIU.
Số liệu của chính quyền thành phố này cho thấy trong tháng 12/2023, ch൲i phí mua đồ uống có cồn và ă💜n hàng tăng 19% và 3,6% so với cùng kỳ năm trước đó. Lạm phát tại đây năm ngoái là 2,1%.
Ngược lại, Trung Quốc đang vật lộn với giảm phát. Tháng 12/2023, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tại đây giảm 0,3% so với năm trước 𓃲đó. Điều nཧày đồng nghĩa mọi thứ đang rẻ hơn.
Chênh lệch càng rõ rệt khi đôla Hong Kong neo vào USD. Đôla Mỹ đã tăꦇng giá đáng kể so với nhân dân tệ trong năm qua.
Một nguyên nhân khác là sự xuất hiện của các trung tâm mua sắm mới, như Hải Nam (Trung Quốc), nhu cầu tiêu dùng thay đổi và xu hướng mua online sau đại dịch khiến lượng khách Trung Quốc sang Hong Kong giảm mạnh, các chuyên gia trong ngành lý giải trên Reuters.
"Du khách Trung Quốc sang Hong Kong 🌳cũng không còn tập trung vào mua sắm như trước đại dịch nữa", chuỗi trung tâm thương mại cao cấp Harvey Nichols (Anh) nhận xét. Gary Ng - nhà kinh tế học tại Natixis ước tính chỉ riêng nღăm 2023, người Hong Kong đã chi 8,5 tỷ USD tại Thâm Quyến và các thành phố phía Nam Trung Quốc đại lục.
Korsy Lee (39 tuổi) thậm chí nghĩ ra cách kiếm tiền từ xu hướng này. Mỗi tuần, anh sang Thâm🦄 Quyến 4 lần để mua đồ về Hong Kong theo đặt hàng của khách. Lee mua cả súp cá, hamburger đông🐎 lạnh, máy rửa bát và cả giấy vệ sinh.
"80% khách của tôi là các bà nội trợ muốn tiết kiệm từng đồng", Lee cho biết trên WSJ.
Hà Thu (theo CNN, Reuters)