Khi mẹ qua đời vào cuối năm 2018, Cecilia Chanꦜ, giáo sư công tác xã hội tại Đại học Hong Kong, quyết định hỏa táng và r⛄ải tro cốt của bà xuống khu vườn tưởng niệm (chôn cất xanh) thay vì tìm đất chôn cất hoặc gửi tro cốt. Chan giải thích, cách an táng này là sự lựa chọn thực tế nhất tại nơi đông đúc và đắt đỏ như Hong Kong.
Tại thời điểm đó, số người lựa chọn như Cecilia Chan không nhiều. Kwok Hoi Pong, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp mai táng, cho biết mọi người có tâm lý muốn giữ gìn hài cốt của n𒁃gười thân trong các nghĩa trang để con cháu có thể đến thă🀅m viếng, cúng bái và thờ tự.
Nhưng diện tích các khu mai táng ngày càng eo hẹp bởi mỗi năm có đến 46.000 người qua đời khiến việc tìm một vị trí 🐎chôn cất hay đặt tro cốt trở nên khó khăn. Trong 10 năm trở lại đây các nhà an nghỉ thừa nhận không đủ cung cấp chỗ cho nhu cầu lưu trữ tro cốt của người dân.
Các gia đình đang trải qua cuộc cạnh tranh rất khốc ♒liệt để có suất trong 14 khu an táng của thành phố đang được cấp phép. Một số người cho biết họ phải chờ đợi suốt nhiều năm mới có thể ꧟đặt được một chỗ để tro cốt tại các cơ sở này.
Về cơ bản, Hong Kong hiện có hơn 7 triệu người sinh sống và một số khu dân cư đông nhất thế giới, sự cạnh tranh về không gian đang n💯óng lên cho cả người sống và người đã khuất. Điều này khiến các nhà phát t💮riển bất động sản hướng đến xây dựng các chung cư cao tầng làm nơi an nghỉ cho người đã khuất.
Theo các chuyên 🦩gia, sự thay đổi này phù hợp với tình hình thực tế khi dân số của nơi đây có tốc ꦬđộ già hóa nhanh. Dữ liệu điều tra dân số cho thấy hiện có hơn 1/5 người Hong Kong trên 65 tuổi và dự đoán sẽ tăng lên 1/3 vào năm 2069.
Người phát ngôn của Cục Thực phẩm v꧙à Vệ sinh môi trường Hong Kong cho biết từ năm 2020 đến 2022, khoảng 77.000 bình tro cốt đã được phân bố vào các vị trí thích hợp mà "không cần phải chờ đợi". Đến năm🍎 2025, bốn cơ sở mới sẽ được hoàn thành và cung cấp thêm 167.000 chỗ trống.
Mới đây, tòa nhà 12 tầng Shan Sum tại quận Kwai Chung (Hong Kong) được xây dựng làm chỗ an nghỉ tro cốt của khoảng 23.000 người mới được thành lập. Giá khởi điểm cho một ô tro cốt tại đây từ khoảngꦕ 53.000 USD; ngăn chứa hai bình tro cốt có giá khoảng 76.000 USD và không gian cho gia đình chứa được tám bình tro cốt có giá lên đến 430.000 USD.
Đáng chú ý, mức giá 53.000 USD cho một ô đựng tro cốt tiêu chuẩn khoảng 0,09 m2🍒 tại Shan Sum đắt hơn cả khu dinh thự The Peak cao cấp nhất dành cho người sống, được đấu giá khoảng 32.000 USD với diện t✨ích tương tự.
Tuy nhiên, Shan Sum vẫn chưa phải là nơi an nghỉ cho người đã🌠 khuất đắt nhất ở Hong Kong. Theo Hội đồng người tiêu dùng Hong Kong, khu an táng giống như một ngôi đền nằm ở ngoại ô khu dân cư Fanling có thể được coi là khu vực cao cấp nhất. Tại đây, một chỗ an nghỉ lý tưởꩲng có thể lên đến 660.000 USD, chưa bao gồm phí quản lý ít nhất 25.000 USD cho các phụ phí và việc bảo trì.
Trước thực trạng trên, Cục Vệ sinh Môi trường và 🏅Thực phẩm cũng nỗ lực kêu gọi người dân chọn chôn cất xanh, nhằm giảm áp lực cho các khu an táng. Đến hết năm 2018, hơn 7.000 người được chôn theo hình thức này, nhưng chiếm chưa đến 15% tổng số người được an táng theo cách truyền thống.
Florence Wong, phát ngôn viên của Cục Thực phẩm và Sức khỏe cho biết: "C𒁃hính phủ đã và đang thực hiện các bước tích cực để mang lại sự thay đổi dần dần về tư duy, văn hóa với hy vọng rằng phương pဣháp xử lý tro cốt bền vững, thân thiện với môi trường này sẽ được chấp nhận rộng rãi và trở nên phổ biến".
Nhưng không phải người dân này cũng chấp nhận. Stephanie Fung (51 tuổi) ♛cho biết: "Bố tôi k𝄹hông muốn tro của ông vương vãi khắp nơi. Chúng tôi đã cất giữ tro cốt của ông trong nhà tang lễ hơn một năm nay, trong thời gian tìm địa điểm thích hợp để an táng".
Minh Phương (Theo CNN, The Guardian)