Phóng viên của BBC Martin Patience vừa có chuyến thăm 10 ngày tới thủ đô Tehran và thành phố Qom để trò chuyện với người dân Iran về căng thẳng đang leo thang giữa Teh🔥ran với Washington và các đồng minh quanh vấn đề hạt nhân. Cũng giống như tất cả các hãng truyền thông nước ngoài, nhóm của Patience luôn có một đại diện của chính quyền theo sát mọi nơi mọi lúc và bị kiểm soát việc ghi âm các cuộc trao đổi.
Dù là giữa mùa hè ngột n🤡gạt, tuyết vẫn phủ trắng những đỉnh núi trên dãy Alborz, tạo ra phông nền tuyệt đẹp cho thủ đô Tehran. Những khu ngoại ô giàu có nhất thành phố nằm bên sườn núi là địa điểm lý tưởng cho những người muốn chạy trốn cái nóng và ô nhiễm của thành phố gần 9 triệu dân này.
Vào cuối tuần, nhiều người Iran, gồm cả già lẫn trẻ, lưng đeo balo, tay chống gậy đi bộ dọc những con đường mòn ven núi. Tuy nhiên, ngay cả khô🔥ng khí trong lành nơi đây cũng không thể khiến họ quên đi lệnh trừng phạt của Mỹ.
"Có ai là không đau khổ?", một người đàn ông nói. Để chứng minh quan điểm, ♛ông chỉ vào đai bảo hộ ở thắt lưng. Bây giờ nó có giá gấp 4 lần so với cách đây một năm.
Người Iran vẫn tức giận việc Tổng thống Donald Trump năm ngoái rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015, sau đó liên tiếp áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào quốc gia Trung Đông, bất chấp nỗ lực ngăn cản từ các cường quốc châu Âu. Trump cho rằng thỏa thuận trên quá hào phóng với Iran và tạo cơ hội cho n🦹ước này phát triển tên lửa đạn đạo. Tổng thống Mỹ muốn dùng "áp lực tối đa" để buộc Iran quay lại bàn đàm p⭕hán dù nhiều người lo ngại điều này có thể dẫn tới xung đột.
Giới chức Iran đã bày tỏ giận dữ vì cảm thấy bị Mỹ phản bội và bị các nước châu Âu vốn ủng hộ thỏa thuậཧn hạt nhân bỏ rơi. Nhiều người Iran có lập trường cứng rắn khẳng định rằng không bao giờ nên tin vào Mỹ và sự mất niềm tin với Mỹ cũng như Anh đã ăn sâu vào tâm trí người dân nước này.
"Người Iran chúng t꧑ôi có lịch sử rất lâu đời và luôn luôn vượt lên mọi khó khăn", Hadi, chủ một quán cafe nhỏ phục vụ đồ giải khát cho những người leo núi, nói. Quán cafe của anh đang xây dở, phải dùng bạt che, nhưng Hadi vẫn mời phóng viên vào trong uống trà, ăn anh đào, mơ và dưa hấu.
Theo Hadi, Mỹ nghĩ rằng các lệnh trꦚừng phạt sẽ dẫn tới bạo loạn, buộc chính phủ Iran không có lựa chọn nào khác ngoài thỏa hiệp. Tuy nhiên, anh cho rằng thực tế, động thái của Washington đang có tác động ngược lại, khiến cả những người theo quan điểm tự do lẫn bảo thủ khắp cả nước đoàn kết một lòng.
"Cả nước chúng tôi đoàn kết, tình ▨hình càng khó khăn mọi người càng gắn bó hơn", anh nói.
Cách xa những ngọn núi, nằm trong làn sương mờ ảo của những vùng ngoại ô phía nam ♏Tehran là nơi chịu nhiều ảnh hưởng từ lệnh trừng phạt của Mỹ nhất. Đó là nơi tầng lớp lao động nghèo sinh sống giữa những con hẻm chật chội và những ngôi nhà chồng lên nhau. Cuộc sống của họ vốn đã bấp bênh trước khi Mỹ áp lệnh trừng phạt với Iran, nay càng chật vật hơn. Giá thực phẩm tăng gấp đôi tr💦ong khi nền kinh tế suy thoái khiến họ không tìm được việc làm để có tiền sinh sống.
"Tôi không chắc Trump sẽ đạt được gì khi g💞ây tổn thương chúng tôi", Zohreh Farzaneh, một người mẹ ba con đang kiếm sống bằng nghề gấp quần áo, nói. Cô kiếm được khoảng 2 USD một ngày.
Farzaneh cho hay lệnh trừng phạt của Mỹ đã đẩy gia đình cô vào cảnh túng quẫn và cô thậm chí không còn đủ tiền để mua thịt cho cả nhà ăn hay mua thuốc trị hen suyễn cho mình. Farzaneh đang phải gửi con trai 11 tuổi đến một trung tâm từ thiện để cậu bé được ăn ít nhất một bữa tử tế mỗi ngày. Cô lúc nào cũng cảm thấy tủi nhục khi phải đi nhờ vả sự ༒giúp đỡ của người k༒hác.
"Chúng tôi cảm ơn Chúa trời vì có một mẩu bánh mỳ và pho mát để ăn", cô nói.
Ít nhất chúng tôi có hòa bình, khô💮ng chiến tranh ở Iran".
Tất cả những người Iran được hỏi đều tin rằng chiến tranh với Mỹ không thể xảy ra, bất chấp căng thẳng sau khi Washington cáo buộc Tehran tấn công các tàu dầu trên vịnh Oman và Iran bắn hạ máy bay không người lái của Mỹ ở ♕eo Hormuz.
Cựu ngoại trưởng Iran Hossein Sheikholislam cho hay đó là do chiến tranh không lợi cho ✃nước nào. "Sẽ không có chiến tranh. Tất nhiên, có thể ai đó sẽ gây ra sai lầm. Nhưng chúng tôi không muốn chiến tranh", ông nói. "Và tôi tin Trump hiểu rằng một cuộc chiến tranh sẽ không lợi cho ông ấy, vì gây chiến với chúng tôi nghĩa là lính Mỹ sẽ chết và ông ấy không sẵn sàng để tổ chức một lễ tang ở thủ đô Washington".
Trên núi Alborz, Nasim, một cô gái trẻ, đang đi bộ cùng nhóm bạn, chỉ cười và giơ hai tay lên cao, ra hꦬiệu rằng mình không biết nói gì khi được hỏi về Tổng thống Trump, nhưng những gì cô nói sau đó gây kinh ngạc.
"Có th💛ể sẽ tốt hơn cho chúng tôi nếu chiến tranh xảy ra", Nasim nói. "Điều đó có thể dẫn tới một sự thay đổi thực sự trong hệ thống cầm quyền của chúng tôi. Nó có thể khiến tình hình tốt lên. Nhưng nếu nó dẫn tới một cuộc chiến tranh dân sự thì không, mọi thứ sẽ không hay ho gì".
Năm 2009, những người như Nasim từng xuống đường biểu tình sau khi Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad tái đắc cử. Chính quyền✅ đã trấn áp phong trào biểu tình và khẳng định không có phong trào đối lập nào đủ mạnh ở Iran. Dù ở Iran vẫn tồn tại nhiều quan điểm chính trị, khi đối đầu với Mỹ, hầu hết người dân,♚ dù theo quan điểm bảo thủ hay tự do, cũng sẽ đặt quốc gia lên trên hết.
Anh Ngọc (Theo BBC)