Italy là quốc🏅 gia châu Âu áp lệnh phong tỏa lâu nhất, nhưng khi đất nước bước vào giai đoạn nới phong tỏa từ 4/5, rất ít người tìm thấy lý do để ăn mừng.
Tuần trước, sau 🗹khi Thủ tướng Giuseppe Conte đưa ra kế hoạch nới dần phong tỏa, hàng triệu người cảm thấy tức giận, thất vọng khi những kỳ vọng của họ ꦡtiêu tan bởi cái mà họ gọi là kế hoạch "tái mở cửa giả".
Theo kế hoạch này, từ 4/5, người dân Italy được phép đi lại trong vùng để thăm người thân nhưng phải đeo khẩu trang, còn trường học, tiệm làm đầu, phòng thể dục và nhiều hoạt động kinh doanh khác vẫn phải đóng cửa. Quán cà phê𒀰 và nhà hàng chỉ bán đồ mang đi, việc đi lại giữa các vùng bị cấm trừ đi làm, khám chữa bệnh hoặc tình huống khẩn cấp. Hạn chế về tang lễ được nới lỏng, với tối đa 15 người được phép tham dự lễ viếng, nhưng các hoạt động tôn giáo và đám cưới vẫn chưa được khôi phục.
Vì lý do này, Pietro Demita, một nhà tạo mẫu ở Lecce, chủ một công ty thiết kế váy cưới hà♏ng đầu Italy, đã đốt sạch bộ sưu tập váy cưới của mình h🔯ôm 1/5 để phản đối lệnh phong tỏa.
"Tôi đốt những sáng tạo của mình, những thành quả tài năng và nghệ thuật của mình, để gửi đi một thông điệp mạnh mẽ", Demita nói. "Bởi dù tôi không đốt, các quyết định kinh tế và chính trị áp đặt suốt cuộc khủng hoảng nCoV này cũng sẽ khiến chúng tiêu tan thành mây꧋🎃 khói".
Người Italy từng kỳ vọng rằng mọi thứ sẽ nhanh chóng quay lại bình thường, đặc biệt ở miền nam, nơi ít ca Covid-19 hơn miền bắc. Nhiều người chán n✤ản không chỉ vì Covid vẫn tiếp tục cướp đi sinh mạng🏅 bệnh nhân, dù tốc độ lây đã chậm lại, mà còn vì suy sụp khi phải ở nhà hơn 50 ngày qua.
"Có vẻ như họ đang cười trên nỗi đau của chúng tôi", Costantino Montalbano, nhà tạo mẫu tóc 31 tuổi ở Palermo, nói. "Như kiểu họ nói chú༺ng tôi ra ngoài đi, nhưng vẫn bắt ở nhà. Quãng thời gian phong tỏa này không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe tinh thần, mà còn đánh mạnh vào túi tiền của chúng tôi. Nếu chúng tôi không sớm trở về bình thường, nCoV không chỉ giết chết hà🔯ng nghìn người, mà cả nền kinh tế nữa".
Quán bar, nhà hàng, tiệm làm đầu sẽ💞 được mở lại vào 1/6, còn bảo tàng và cửa hàng bán lẻ nối lại hoạt động từ 18/5. Các nhà máy bắt đầu hướng đến xuất khẩu, dự án xây dựng công cộng đã khôi phục hoạt động từ tuần trước, trong khi đa số các ngành công nghiệp khác sẽ bắt đầu lại hôm nay. Tuy nhiên, khi đất nước đang rơi vào suy thoái, nhiều chủ doanh nghiệp và🌠 chủ cửa hàng than phiền vì thiếu hỗ trợ tài chính.
Mùa hè đang tới, các chuyên gia dự đoán nCoV sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành du lịch, một trong những lĩnh vực quan trọng nhất của đất nước. Theo Liên đoàn Quốc gia Italy về Nghệ nhân và Doanh nghiệp vừa và nhỏ (CNA)ℱ, du khách ngoại quốc tới Italy từ tháng 7 đến tháng 9 sẽ ít hơn 25 triệu người so với cùng kỳ năm ngoái, đồng nghĩa với hàng nghìn khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nhà nghỉ có nguy cơ phải đóng cửa.
Quán bar và nhà hàng là mạch máu của nền kinh tế nhiều thành phố và thị trấn ở Italy, nhưng hàng ngh🌱ìn quán đã cùng phản đối chính sách tái mở cửa vì e ngại những quy định về cách biệt cộng đồng hậu phong tỏa sẽ đẩy các cơ sở này vào cảnh phá sản.
75.000 quán bar và nhà hàng trên khắp Italy đã bật đèn, đánh dấu ngày làm việc cuối cùng tối 30/4, trước khi trao chìa khóa cho thị trưởng vào hôm sau. Đêm 1/5, họ tắt đèn trongꦺ nhà suốt một giờ.
Paolo Bianchini, ꦓchủ một nhà hàng ở Viterbo, Lazio, cho hay cuộc biểu 𝐆tình ôn hòa này nhằm phản ánh những khó khăn mà họ đang gặp phải.
"Chúng tôi chỉ muốn mở lại khi biết rằng có thể làm việc hiệu quả", ông nói. "Ví dụ, nhà hàng của tôi có sức chứa 100 khách, nhưng bởi quy định cách biệt ꧙cộng đồng nên chỉ được đón 30 khách. Nếu ít thế này, nhà hàng sẽ buộc phải đóng cửa bởi tôi không trả nổi chi phí. Nghịch lý là chúng tôi sẽ lỗ nặng nếu mở cửa. Những nước hứng chịu dịch nghiêm trọng như Anh vẫn cố gắng giúp đỡ doanh nghiệp, nhưng sao Italy lại không thể?"
Trong cuộc tranh luận ở thượng viện hôm 30/4, các đảng đối lập đã phản đối chính sách nới phong tỏa của Thủ tướng Conte. Cựu th🌠ủ tướng Matteo Renzi, người kêu gọi xóa bớt hạn chế khi♌ nới phong tỏa, nói rằng "những người đã chết vì nCoV ở Bergamo và Brescia, nếu có thể cất tiếng, họ sẽ bảo chúng ta mở cửa lại đất nước nhân danh họ".
Tuy nhiên, tuyên bố gây tranh cãi của Ren𓆏zi bị các y bác sĩ chỉ trích gay gắt. Họ cảnh báo Ita﷽ly đã ghi nhận 30.000 ca tử vong và hơn 205.000 ca nhiễm, nên chỉ một sai lầm sẽ kéo cả đất nước quay lại tình trạng nghiêm trọng như giữa tháng 3.
"Chúng ta có nguy cơ bùng phát làn sóngꦓ lây nhiễm mới nếu không cẩn thận", Tullio Prestileo, chuyên gia bệnh truyền nhiễm ở Bệnh viện Benefratelli, Parlermo, nói. "Nếu không nhận ra điều này, chúng ta có thể quay lại vạch xuất phát. Khi ꦜđó, chúng ta không đủ sức để vực dậy lần nữa".
Hồng Hạnh (Theo Guardian)