Ông Đoàn Xuân Tiếp tại hội nghị biểu dương người bảo trợ. Ảnh: H.K. |
Ông là Đoà🦹n Xuân Tiếp, Giám đốc hai công ty TNHH Mỹ nghệ Hồng Ngọc (Hải Dương) và Chân - Thiện - Mỹ (Bắc Ninh). Tại hội nghị biểu dương người tàn tật, trẻ mồ côi và người bảo trợ tiêu biểu toàn quốc tổ chức ngày 16/4 tại Hà Nội, ông là 1 trong số 64 người🅷 bảo trợ được tôn vinh.
Sau 19 năm trở về từ quân ngũ, cựu chiến binh Đoàn 559 năm xưa không khỏi se lòng khi thấy quê hương nghèo quá. Cuộc sống của những người khuyết tật, trong đó có cả đồng đội từng chiến đấu cùng ông, quá chật vật. "Tôi quyết tìm cho họ một cái nghề để mong thoát nghèo", ông Đoàn Xuân Tiếp giải thích ﷽lý do mở Trung tâm nhân đạo Hồng Ngọc (thị trấn Sao Đỏ, huyện Chí Linh, Hải Dương), chuyên dạy nghề miễn phí cho thương binh và người khuyết tật.
Năm 1996, khi khai sinh trung tâm dạy nghề, ông Tiếp đã gặp rất nhiều khó khăn. Học viên khuyết tật vốn trình độ ♔văn hóa thấp, đầy mặc cảm tự ti, nên để dạy nghề cho họ là cả một bài toán nan giải. Thêm nữa, sự cạnh tranh quyết liệt của kinh tế thị trường, ánh mắt nghi ngại của cán bộ địa phương khi thấy ông lao vào lĩnh vực mà ai cũng muốn tránh xa, khiến ông nhiều lúc muốn buông xuôi.
Sau thời gian trầy trật xoay xở, sự kiên trì đã giúp ông tìm được "lối đi" vào lòng người khuyết tật. 60 học viên khóa chạm khắc đá, gỗ mỹ nghệ đầu tiên được nhận vào trung tâm làm việc đã cho sản p🥃hẩm, được thị trường chấp nhận. Nhiều học viên bị liệt hai chân, tay co rút, vốn trở thành gánh nặng cho💜 gia đình, thì ở thời điểm năm 1996-2000 đã có thể kiếm được 500.000 đồng mỗi tháng.
"Thành công bước đầu cho tôi sự tự tin vào con đường đã chọn, tin vào khả năng người khuyết tật", ông tâm sự. Đến nay, ông đã mở được 8 lớp dạy nghề cho hơn 600 học viên, phần đông là người khuyết tật. Công ty Mỹ nghệ Hồng Ngọc đã tạo việc làm cho 600 người, trong đó thương bệnh binh và người khuyết tật là 388, với mức lương tháng bình quân 1 triệu đồng/người. Thán𒈔g 9/2004, ông thành lập thêm Công ty Chân - Thiện - Mỹ tại Bắc Ninh.
Là chủ 2 doanh nghiệp mỹ nghệ, chuyên cung cấp các mặt hàng thêu may, sơn mài, gốm, chế tác đá mỹ nghệ, trang sức bán khắp và ngoài nước, nhưng ông chủ Tiếp vẫn rất giản dị. Ông bảo không thể ra oai, quát tháo nhân viên được, mà phải vừa như người anh thủ thỉ tâm tình, vừa kiêm cả bảo🃏 mẫu, lo chỗ ăn, chỗ ở, vui chơi cho họ. "Người khuyết tật rất dễ mặc cảm, nếu không quan tâm chu đáo, cư xử không khéo, họ sẽ không tập trung làm việc", ông giải thích.
Hằng ngày xuống thăm xưởng sản🍨 xuất, ông chủ Tiếp cứ băn khoăn khi bắt gặp ánh mắt buồn xa xăm của nhiều công nhân. Sau này, ông hiểu họ đang rất khao khát tình cảm lứa đôi, nhưng vì mặc cảm tật nguyền nên cố co mình lại. Ban chấp hành Công đoàn công ty sau đó được lệnh phải giúp đỡ công nhân. Đến nay, công ty đã tác thành cho 17 cặp vợ chồng là công nhân khuyết tật và 15 người khuyết tật của công ty với người bên ngoài. Đã có 11 cháu bé được sinh ra từ những mái ấm của cặp vợ chồng khuyết tật.
Nhìn chồng tất bật xuôi nam ngược bắc, rồi lại bôn ba ở nước ngoài tìm đầu🧸 ra cho sản phẩm, bà Nguy🦂ễn Thị Hồng, vợ ông cứ thấp thỏm. "Ông ấy trông to khỏe, nhưng bệnh tật đầy người, nào huyết áp thấp, tiểu đường, tim. Nói thật, tôi chỉ sợ ông ấy chết vì làm việc quá sức", bà tâm sự. Nhưng bà cũng không dám ngăn cản chồng, bởi bà biết tính ông đã quyết tâm làm cái gì thì làm bằng được.
Hiện nay bà cũng như các con của ông đang giúp ông phát triển hai công ty, phấn đấu đến năm 2010 sẽ tạo việc làm cho trên 1.000 người khuyết tật. Ông Tiếp tâm sự💛 𝄹thành công của ông hôm nay là nhờ người khuyết tật. 11 năm dạy nghề và tạo việc làm cho họ, ông khẳng định họ hoàn toàn tự nuôi sống mình, đóng góp cho gia đình và xã hội nếu như xã hội tạo điều kiện giúp đỡ.
"Tôi chỉ xin làm đòn bẩy cho những khả năng tiềm ẩn của họ được phát huy", ông n💯ói.
Hồng Khánh