Độc giả Uyen chia sẻ về những khó khăn trong việc hòa đồng với đồng nghiệp vì ngại giao tiếp:
ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ "Tôi rất khó khăn để duy trì một cuộc nói chuyện vui vẻ vì tôi thường không quan tâm đến vấn đề của người khác, còn vấn đề của tôi thì không thể chia sẻ. Tôi lại thường hành động theo cảm xúc, nếu vui vẻ hoặc hợp tính thì tôi đáp lại, còn nếu có chuyện buồn thì tôi tỏ ra thờ ơ. Tôi cũng có rất ít bạn, không sống cùng gia đình nên tôi rất cô đơn, tôi ngại nhờ vả người khác dù là chuyện nhỏ nhặt nhất, thậm chí đi khám bệnh tôi phải thuê bác xe ôm chứ không có ai thân quen mà nhờ vả".
Chia sẻ về kinh nghiệm cải thiện khả năng giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp, độc giả Nguyen nguyen cho rằng:
🌜 "Giao tiếp là kỹ năng. Đã là kỹ năng thì cần rèn luyện. Ví dụ như lâu nay bạn cầm đũa tay phải, giờ ai đó bắt chuyển qua cầm tay trái thì dĩ nhiên là làm không ổn. Tương tự như giao tiếp vậy, chỉ cần thực hành nhiều thì bạn sẽ bắt đầu có cảm nhận về việc nên làm nó như thế nào? Có vài yếu tố cơ bản để giao tiếp tốt hơn:
🗹 1. Nghe tốt hơn: việc bạn không biết phản hồi phần lớn là do nắm bắt câu chuyện chưa tốt. Nghe "tốt" còn có một ý nghĩa sâu hơn là chịu khó để ý cảm xúc và tâm trạng người khác.
ꦓ 2. Đừng nói nhiều quá về cái bạn muốn nói, mà nói cái người đối diện muốn nghe.
🥂 3. Quan sát: xem những người xung quanh mình giao tiếp như thế nào? Để ý nội dung câu chuyện, cách dẫn dắt, cách nghe, cách ngắt lời người khác để bắt đầu nói...
💛 4. Tập thể dục/ gym: việc sức khỏe tốt sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúc tốt hơn. Qua đó tránh việc nói ra những nội dung không cần thiết hoặc làm người khác không thoải mái.
👍 5. Cuối cùng, quan trọng nhất và cũng là quy luật muôn thuở: thực hiện - thất bại - rút kinh nghiệm - quan sát - làm lại. Nếu không dám đặt bước đầu tiên thì bạn không bao giờ đến được bước thứ 100. Hãy dám bước ra khỏi vùng an toàn của mình. Nói thì dễ, nhưng ai cũng sẽ hỏi rằng: làm sao để "dám"? Câu trả lời rất đơn giản: thực hiện ngay với đối tượng xung quanh mình. Để ý họ thích nghe gì, làm gì, thói quen họ là gì, thích ăn gì, chơi gì...? Đó là những chủ đề tuyệt vời để bắt đầu câu chuyện. Và đừng quên, nụ cười sẽ giải quyết rất nhiều chuyện".
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc lắng nghe, bạn đọc Stephanie Pham Nguyen bổ sung thêm:
♛ "Để trở thành một người giỏi giao tiếp, bạn không chỉ cần biết nói chuyện một cách lưu loát, biết ba hoa mọi thứ trên trời dưới biển, mà quan trọng hơn là cần biết cách nghe chuyện một cách thú vị. Khi ai đó nói với bạn điều gì, bạn nên nghe một cách chăm chú. Nếu có gì không hiểu, hãy hỏi lại, đề nghị người nói giải thích thêm chi tiết đó, đừng ngại làm người ta phật lòng.
💮 Chính thái độ nghe chuyện một cách thờ ơ có vẻ không quan tâm đến câu chuyện, có gì không hiểu ngại không hỏi bỏ qua mới làm người ta khó chịu. Chỉ cần họ hỏi lại một câu mà bạn ngơ ngác thì chắc chắn sẽ nhận được một sự tức giận với một câu hỏi đại loại thế này: "Thế từ nãy giờ tôi nói bạn không nghe gì à? Đầu óc bạn để đâu hả?".
🍃 Và trong khi nghe người khác nói, thỉnh thoảng bạn nên đưa đẩy câu chuyện bằng cách nói những câu cảm thán như: "thế à", "thật sao", "ồ vậy ư", "hay quá" "đúng như vậy", "tôi cũng nghĩ thế"... Biết phản hồi đúng lúc, đúng chỗ cũng là một nghệ thuật nói chuyện.
🐻 Khi nói chuyện với ai, bạn nên nhìn thẳng vào người đối diện, mặt hơi cười, lắng nghe một cách chăm chú, chân thành và khi kết thúc câu chuyện, bạn nên đưa ra một quan điểm riêng của mình như: "tội nghiệp bạn quá", "bạn cố lên nhé", "nếu thấy tôi giúp gì được thì bạn cứ bảo, đừng ngại", hay "tôi học được từ bạn trong câu chuyện này", "nếu là bạn, tôi không làm được như thế"...
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.