Mắt tôi hoa lên, trời đất, ở đây mà cũng có quán phở sao? Tôi nhanh chân vào quán thì đúng là mừng đến rơi nước mắt, bởi hai tháng rồi tôi không được ăn một món Việt nào. Quán Phở đúng là của người Việt chính gốc. Tôi tìm bằng được cô quản lý quán và cũng là người nấu phở chính ở đây. Cô gái còn rất trẻ và nghe tôi nói tiếng Việt thì cũng mừng khôn tả. Cô ấy bảo quán này cả năm rồi mới gặp một khách Việt đó là tôi. Thế rồi cô để tôi ghi hình cái quán nhỏ này và chia sẻ những khó khăn khi mở quán Phở Việt duy nhất trên đất Bolivia.𒉰
Nghe Trang - cô gái quảཧn lý kể chuyện có một bác tên Vèn là người duy nhất làm bánh phở cho quán tại La Paz, tôi số điện thoại để l🅺ên đường đi Coroico, một thị trấn dưới thung lũng, cách La Paz 95 km đường đèo hiểm trở.
Nghe nói bác Vèn hiện chỉ ở một mình vì con trai đi làm xa, tôi chột dạ: "Trời đất, bác ấy không biết nói tiếng Tây Ban Nha, chỉ nói tiếng Việt mà lại sống một mìn🌃h dưới thung lũng, liệu bác ấy sẽ ra sao? Tại sao bác ấy lại chọn cách ở lại trong cô đơn như vậy". Ý nghĩ đó đã khiến tôi quên đi đoạn đường chóng mặt từ độ cao gần 4.000 m của La Paz đi xuống 1.500 m ở Coroico.
Coroico dần hiện ra trước mắt tôi là 𝔉một thung lũng với đồi núi nhiệt đới tuyệt đẹp, khác hẳn khí hậu khô và lạnh ở La Paz. Tôi mường tượng ra rằng, đó chính là lý do bác Vèn không thể làm bánh phở ở độ cao như La Paz mà phải xuống tận đây để làm bánh, phục vụ cho quán phở Việt duy nhất tại Bolivia.
Nhà bác Vèn
Người đi c🍌ùng trong chuyến đi này chính là một cô giáo dạy Yoga cho tôi. Tôi và cô giáo đi tìm bác Vèn vì tôi hoàn toàn không nói được tiếng Tây Ban Nha, à nhà của bác Vèn thì không có địa chỉ cụ ℱthể. Cuối cùng chúng tôi bắt taxi và cũng tìm được nơi bác ở, cách hostel của tôi khoảng 12 km. Tôi gọi điện, bác mừng khôn tả và nói sẽ đổ bánh phở bây giờ nên bảo tôi phải xuống ngay thì mới kịp xem bác làm việc trong ngày.
Nơi bác ở nằm trên sườn đồi khô cằn, chúng tôi phải cuốc bộ lên, bên ngoài, có thể thấy những buồng chuối, đu đủ, mang dáng dấp của vùng quê Việt Nam. Tôi bước vào nhà,꧟ bác mừng lắm, nhưng trong ánh mắt thoáng thấy sự tủi thân. Điều kiện sống thật tồi tàn và sơ sài, những vật dụng cũng không có gì. Một mình bác ở đây, với những tiế⛦ng nước sôi của lò hấp bánh phở. Bác ấy bảo cứ hỏi rồi bác tự nhiên trả lời, tôi để bác vừa làm việc vừa chia sẻ câu chuyện của mình.
Quê bác Vèn ở Lạng Sơn và cách bác làm bánh phở vẫn y như người dân miền Bắc hay làm. Một ngày bác làm 15 kg bánh phở, những khi đắt hàng quán phở sẽ đặt tiếp và bác Vèn tiếp tục làm thêm. Bếp làm bánh phở cũng sử dụng bếp🉐 gas, bánh phở được tráng bằng🐲 khuôn và lò.
Tại Bolivia, vẫn có người Việt sinh sống, tuy nhiên, bác Vèn là người duy nhất làm bánh phở, còn lại mọi người chủ yếu khai thác khoáng sản. Bác Vèn đã sang Bolivia từ tháng 9/2012 và sinh sống đến tận bây giờ. Bác chỉ có thể làm bánh p🎃hở tại Coroico, chứ không thể làm trên La Paz vì nước ở đó sôi chỉ 80 độ C.
Tâm sự thêm về cuộc đời của mình, bác Vèn cho biết🥂 thỏa thuận với nhà ở Việt Nam đi 3 năm, nhưng bác rất nhớ Việt Nam và mỗi khi nhớ lại chỉ biết khóc một mình. "Sang đây nhớ con cháu ở nhà, nhưng chẳng biết làm sao. Đã đi rồi thì phải chịu thôi", bác Vèn lắng giọ༒ng xuống trong khi tay vẫn liên tục đổ bột bánh vào khuôn.
Vì không có thời gian ở lại quá lâu nên tôi phải từ biệt, bác Vèn rơi nước mắt. Khi tôi đi ra đến ngoài cửa, ngoảnh lại thì bác vẫn còn đứng đó và vẫy tay từ biệt. Tôi𓆏 đã phải đi thật nhanh để ngăn mình không khóc.
Xem thêm: Bỏ túi bản đồ Phở Việt Nam khi ra nước ngoài
Uyên Nguyễn