Hoa hồng Đà Lạt nổi tiếng không chỉ tron🐻g nước, nhiều người dân các nước Á, Âu yêu quý từ mấy chục nജăm nay. Nhưng tuổi thọ của loài hoa này khá ngắn. Ông Nguyễn Công Hóa, một nghệ nhân ở làng hoa Vạn Thành sau quá trình miệt mài tìm tòi, đã sáng chế ra sản phẩm hoa hồng ướp. Sinh ra và lớn lên ở Vạn Thành, làng hoa nổi tiếng nhất thành ꦛphố Đà Lạt, ngay từ khi bước đi còn chập chững, cậu bé Hóa đã lẫm chẫm theo cha mẹ bên những luống hồng. Lớn lên, Hóa bôn ba khắp nước, làm đủ nghề, nhưng chàng trai ngộ ra rằng mình sống không thể thiếu hoa hồng. Rũ bỏ tất cả, Hóa khăn gói trở về mái nhà xưa, cất một cái lều nhỏ trên cánh đồng luôn lộng gió và đượm sắc hương của hoa hồng. Người trồng hoa là nghệ nhân, nhưng cũng là nông dân thứ thiệt, một nắng hai sương mới thu được một cành hoa, lại thêm lắm cơn bĩ cực sản phẩm mới ra được thị trường. Người tiêu dùng có khi phải bỏ ra dăm sáu chục nghìn đồng mới mua được một bông hồng Đà Lạt nhưng thương lái trả ch🐻o người trồng lại rẻ đến mức ngạc nhiên: trung bình là 1.000 đồng mỗi bông, đấy là chưa kể có thời điểm sụt giá, chỉ bán được 300 đồng. Ngoài khoảng thời gian làm việc trên cánh đồng ꧒hoa, ông Hóa cặm cụi lục tìm trong tài liệu sách báo, trên mạng Internet, rồi gửi cả email nhờ sự giúp sức của những đồng nghiệp nước nꦺgoài. Học được chút kiến thức nào, ông âm thầm áp dụng ngay. Đêm đêm, ông Hóa giam mình trong phòng thí nghiệm, chong đèn đến ba bốn giờ sáng để đánh vật với những mẫu hóa chất làm khô, tạo màu, ủ hương. Có kẻ đi báo với chính quyền địa phươ💯ng ông Hóa đổ chất độc ra cống rãnh, gây ảnh hưởng đến đời sống và gây hại cho những cánh đồng hoa. Đến khi kết quả xét nghiệm của Sở Khoa học và Công nghệ khẳng định chất thải từ phòng thí nghiệm của ๊ông Hóa không hề gây ô nhiễm môi trường thì ông mới được yên. Sau gần hai năm thử nghiệm, ông Hóa đã thu được kết quả đáng mừng: “hoa hồng ướp”! Điều đặc biệt của sản phẩm này là những đóa hoa được ướp nhưng vẫn đảm bảo độ mềm, đẹp tự nhiên giống như hoa tươi. Chủng loại, màu sắc của hoa vẫn phong phú đủ màu hồng nhung, hồng đen, hồng xanh ngọc, cam, vàng, hồng, cam lửa, trắng, viền vàng. Sản phẩm của ông đã được người tiêu dùng đón nhậ♎n. Những lẵng, bình “hồng ông Hóa” xuất xưởng bao nhiêu là hết bấy nhiêu, dù giá không hề rẻ, trung bình từ 500.000 - 800.000 đồng một bình, 1 triệu đồng mỗi lẵng, còn giá bán xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Anh với giá 2 - 2,5 USD một bông. Giới trẻ, đặc biệt là những đôi uyên ương rất thích thú khi loại hoa này đồng hành cùng ngày lễ trăm năm của mình. Vào ngày cưới, bó hoa hồng đủ sắc màu rực rỡ đi cùng với từng loại soirée trắng, vàng, tím, xanh… càng tôn lên vẻ đẹp thanh khiết của tân lang, tân nương. Điều khó ngờ là sau ngày lễ trọng đại, họ có thể lưu giữ bó hoa đến… 10 năm nếu biết 🍨cách bảo quản! Ông cũng vừa ướp thành công một số loài hoa rất khó giữ màu nh꧒ư hồng beige, hồng màu kem, xanh nhạt, vàng nhạt, nâu nhạt… rất đ꧅ẹp và tự nhiên. Ông đang tiếp tục thử nghiệm ướp các loại hoa khác như địa lan, cẩm tú cầu, su, bibi và các loại lá, quả để làm phụ kiện cho các lẵng hoa, lọ hoa nghệ thuật. Tại khu vườn trồng 60 nghìn gốc hồng các loại và nhiều loài lan quý hiếm, ông Hóa đã áp dụng một chế độ chăm sóc kỹ càng ngay từ khi hoa bắt đầu ra nụ đến khi nở để tất cả các loài hoa đều cho một độ nở vừa phải để khi xử lý công nghệ ướp, hoa sẽ đều và đẹp hơn. Mặt khác, ông còn tiến hành đăng ký bản quyền để tung sản phẩm hoa ướ෴p ra thị trường cả trong và ngoài nước, mang đến cho người tiêu dùng một sản phẩm độc đáo và góp phần tôn vinh các loài hoa, trong đó có hoa hồng Đà Lạt. Ông đang cất công thực hiện ý đồ làm sang trọng hóa Festival hoa Đà Lạt 2007 bằng một bức tranh kết từ hàng ngàn đóa hoa ướp, một tác phẩm nghệ thuật độc đáo để giới thiệu tới đông đảo du khách. Xa hơn, ông sẽ xây dựng xưởng bảo quản quy mô hơn, bảo đảm hoa được lưu giữ trong một môi trường thích ♔hợp về cả nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm. (Theo Doanh nhân Sài Gòn Cuối tuần) |