Ông Mai Sơn bên máy kiểm định kim cương. Ảnh: Người Lao Động. |
Cuộc sống khó khăn, có lúc ông đành dứt bỏ nghề kim hoàn. Nhưng niềm đam mê với đồ trang sức đã thôi thúc ông thi tuyển và t🌺rở thành kỹ thuật trưởng của xí nghiệp vàng bạc đá quý SJC, là bậc thầy định tu⛄ổi đá quý.
Tại cửa hàng Thái Dương (số 400 Nguyễn Tri Phương, quận 10, TP HCM), nhộn nhịp khách vào ra để xin “chứng nhận” tuổi tác và giá trị cho những viên đá quý. Chủ n🎃hân của cửa hàng là Mai Sơn, chuyên viên kiểm định đá quý hàng đầu của Việt Nam.
Một khách hàng nữ đến nhờ ông kiểm định viên kim cương 4,5 ly vừa mua tại chợ Bến Thành. Bằng mắt thường, ông đưa viên kim cương lên ánh đèn săm soi. Sau vài giây, ông xác định một chấm rất nhỏ bên góc phải. Ông giải thích: “Chỉ nhìn bằng mắt thường thì chưa đủ, muốn kiểm định chính xác phải nhờ đến máy móc”. Viên kim cương được ông đưa sang kính hiển vi để xem độ trong suốt. Chấm nhỏ ông phát hiện khi nãy hiện lên rất rõ. Ông bảo nó không ảnh hưởng nhiều đến chấ🌺t lượng viên kim cương.
Sau đó, viên kim cương được chuyển sang hộp phân cách màu sắc, máy đo độ huỳnh quang, máy cắt mài và cuối cùng là máy xác định trọng lượng. Gần 20 phút trôi qua, viên kim cương được ông trả lại khách cùng giấy kiểm định với đầy đủ chi tiết như độ trong suốt, màu sắc, mặt cắt, trọng lượng. Chỉ vào tờ giấy kiểm định, bà Ngô Thị Minh Yến, vợ ông, nói: “Đây giống như giấy khai sinh của viên kim cương. ♋Từ giấy này, khách hàng có thể an tâm đây là kim cương thật”.
Ông nhớ, trước đây khi còn làm ở Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC), có lần một chủ tiệm vàng ở chợ An Đông dẫn khách đến nhờ ông kiểm định một viên kim cương để bán. Chỉ nhìn sơ qua, ông đã thấy trong viên kim cương có mây. Nhưng khi nói ra điều này, ông đã bị chủ tiệm vàng chửi bới thậm tệ vì cho rằng kiểm định không trun♉g thực. Không chút bực bội, ông dẫn người chủ tiệm vàng vào phòng kiểm đ𒀰ịnh. Khi viên đá được đặt dưới kính hiển vi, lỗi trong viên đá hiện lên rõ nét. Lúc bấy giờ người chủ tiệm vàng mới “tâm phục, khẩu phục”. Từ đó, tiếng lành đồn xa, trong giới chuyên môn xem ông như bậc thầy trong ngành kiểm định đá quý.
Học từ sự thất bại
S𝔉inh 1950 tại Phan Rí, 18 tuổi, ông vào Phan Thiết học nghề kim hoàn. Sau gần 2 năm, ông đã có t🌟ay nghề khá vững về trang sức. Ông kể: “Khi ấy, khách đặt hàng làm trang sức bằng vàng ta hay vàng tây tôi đều nhận vì tôi biết rằng muốn có tay nghề vững, phải thực hành nhiều”. Ngoài công việc làm thợ tại tiệm, tối đến ông lại nhận hàng về làm thêm ở nhà. Với vốn liếng tích cóp được, năm 1975, ông mở tiệm kim hoàn tại chợ Phan Thiết, Bình Thuận. “Khi ấy, nhiều khách hàng mang kim cương, đá quý đến nhờ tôi xem, định giá, nhưng thật sự tôi không hề có một chút kiến thức nào về đá quý. Vì vậy, tôi cứ trăn trở, cuối cùng quyết định phải học”.
Ông đến với nghề định tuổi đá quý qua những lần cùng bạn bè thu mua kim cương. Kỷ niệm khiến ông nhớ mãi là một thất bại. Lần đó, ông đã mua viên kim cương 5 ly được đính trong chi𒁃ếc nhẫn của một nghệ sĩ. “Thoạt nhìn, viên kim cương trong suốt, bóng đẹp nên tôi đồng ý mua với giá gần 1 lượng vàng. Cứ đinh ninh ít nhất mình cũng lời cả chỉ vàng, không ngờ khi lấy viên kim cương ra khỏi chiếc nhẫn, tôi mới té ngửa vì dưới chấu nhận hột có một vết nứt. Dù mất 5 chỉ và🃏ng nhưng bù lại, tôi nhận được bài học đáng giá đầu tiên cho nghề nghiệp của mình là không thể qua loa, cẩu thả”.
Niềm đam mê không dứt
Sau ngày miền Nam giải phóng, công việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn nên ông phải bỏ nღghề. Thế nhưng, sau một thời gian làm đủ thứ công việc, ông bỗng nhận ra niềm đam mê đối với trang sức của mình vẫn cháy bỏng. Thỉnh thoảng, để cho đỡ nhớ nghề, ông lại mang đồ nghề ra làm trang sức cho vợ con, anh em, người thân trong gia đình. “Năm 1989, biết SJC tuyển dụng kỹ thuật trưởng cho xí nghiệp vàng bạc đá quý, 🐷tôi dự thi ngay và trúng tuyển”.
Gần 20 🧔năm công tác tại SJC, ông không nhớ mình đã xuất xưởng bao nhiêu sản phẩm, kiểm định bao nhiêu viên kim cương. Đến nay, tuy đã gần 2 năm nghỉ hưu, nhưng bạn bè ở SJC vẫn đến thăm ông, trò chuyện về nghề. Chỉ những chiếc máy chuyên dùng cho việc kiểm định như máy coi độ trong suốt, máy xem màu, cắt mài vừa đầu tư, ông không khỏi tự hào vì nhờ có phương tiện hiện đại mà việc kiểm định giờ đây chuẩn xác hơn.
Điều khiến ông vui hơn là hai người con đều nối nghiệp kiểm định của cha. Cậu cả Mai Quốc Dương, hiện là nhân viên Ngân hàng Việt Á, dù bận rộn với công việc nhưng sau giờ làm việc lại cùng cha kiểm định đá quý. Cậu út Mai Thái, đang học khoa quản trị kinh doanh ĐH Kinh tế TP HCM, cho biết: “Lòng s💦ay nghề của cha đã truyền cho anh em tôi. Cha chính là người thầy tuyệt vời nhất".
Nhận xét về ông, ông Nguyễn Sinh Thành, Trưởng phòng Kỹ thuật SJC, nói: "Điều khiến các nhân viên quý mến anh không chỉ bởi tay nghề giỏi mà vì anh là một người rất trung thực, tận tâm với nghề. Trong công việc, anh luôn đặt chữ✃ tín lên hàng đầu, không bao giờ làm sai kết quả kiểm định".
(Theo Người Lao Động)