Theo ông Bình, người lao ꦦđộng có thể tự do tìm việc hơn vì quy định hiện nay buộc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tuyển dụng lao động qua trung tâm dịch vụ việc làm sẽ được bãi bỏ. Ngoài ra, chế độ bảo hiểm thất nghiệp (Điều 42 Dự luật) được xây dựng thì người lao động sẽ được hưởng song song chế độ bảo hiểm thất nghiệp (qua trợ cấp thất nghiệp) và trợ cấp thôi việc do người sử dụng lao độnღg trả, trong trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.
Số người thất nghiệp trên cả nước hiện là 9 triệu người. Với tình hình mất cân đối trên thị trường lao động, theo ông Mai Liêm Chính, đại diện cho Liên đoàn Lao động TP HCM, “quy định của Dự thảo làm người lao động bị thiệt thòi hơn”. Cụ thể, thời gian làm thêm giờ tăng lên từ 200 giờ/năm hiện nay lên 480 giờ. Còn tự do tìm việc thì sẽ chẳng có ý nghĩa nếu không có cơ hội việc làm. V🎃ề chế độ bảo hiểm thất nghiệp, ông Chính nhận xét, Ban ♚soạn thảo đã đưa ra phương án thiếu khả thi. Theo Dự luật, người sử dụng lao động sẽ phải đóng 3% quỹ lương để thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nhưng lại không có cơ chế để ràng buộc trách nhiệm này.
Quan điểm của Ủy ban Các vấn đề xã hội trong việc sửa đổi luật lao động là phải nhằm hai mục đích: bảo vệ người lao động và nâng cao kỷ luật lao động. Tuy nhiên, luật lao độn✤g cũng phải cân nhắc thực trạng nền kinh tế. Nếu ràng buộc giới chủ với quá nhiều trách nhiệm thì họ sẽ chọn giải pháp đầu tư công nghệ hiện đại để giảm nhân công. Do đó, việc bảo vệ người lao động vô hình chung đã làm trầm trọꦑng thêm tình trạng thất nghiệp.
Ngoài các vấn đề như tăng thời gian làm thêm giờ (từ 200 giờ lên 480 ꦰgiờ/năm), quy định chặt chẽ hơn về trách nhiệm tham gia BHXH của giới chủ, chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Ban dự thảo dự kiến sẽ sửa đổi thêm một số quy định của Bộ luật Lao động về hợp đồng lao động, giải quyết tranh chấp lao động, hoạt động của công đoàn tại doanh nghiệp...
Cuộc hội thảo doꦰ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức sẽ kéo dài từ ngày 11 đến 13/4. Ban soạn thảo sẽ nghe ý kiến đóng góp của đại diện tòa án, liên đoàn lao động một số tỉnh, công đoàn ngành và các nhà nghiên cứu luật lao 𒅌động.
N.N.
Theo dòng sự kiện: