Ông Nguyễn Văn Thịnh (69 tuổi, ngụ tại Cai Lậy,♑ Tiền Giang) cảm thấy mệt mỏi và ho nên chủ quan không đi khám. Vài ngày sau, cảm giác khó thở bất thường, ông Thịnh được đưa tới bệnh viện cấp cứu. Kết quả chẩn đoán, ông bị viê🌜m phổi biến chứng do phế cầu khuẩn, suy hô hấp, thiếu oxy lên não, phổi tổn thương nặng. Các bác sĩ phải điều trị tích cực trong hơn một tháng, sức khỏe ông Thịnh mới dần bình phục. Trường hợp của ông Thịnh không hiếm gặp.
Theo PGS.TS.BS Chu Thị Hạnh, Trưởng khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, viêm phổi do phế cầu khuẩn chiếm khoảng 30-50% các trường hợp viêm phổi, trong số đó, tập trung ở người cao tuổi thuộc nhóm từ 54 tuổi trở lên. Viêm phổi do phế cầu khuẩn ở người cao tuổi có diễn biến phức tạp nhưng triệu chứng âm thầm nê𓂃n thường bị bỏ qua.
Viêm phổi diễn tiến nhanh vào mùa lạnh, tăng nguy cơ kháng kháng sinh
Viêm phổi do phế cầu khuẩn cũng có triệu chứng như sốt cao, ho dữ dội, ớn lạnh, đau tức ngực, đau đầu, cứng cổ, đau tai... nên dễ nhầm lẫn với các bệnh hô hấp thông thường. Ở giai đoạn nặng, xuất hiện dấu hiệu suy hô hấp, biến chứng tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng ngoài tim, viêm màng não, viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm nội nhãn, viêm phú𒅌c mạc... thì người bệnh đã có thể nguy kịch.
Phế cầu 🧸khuẩn không chỉ lây lan nhanh, gây bệnh nặng, tiến triển phức tạp mà chúng còn kháng kháng sinh, tăng khó khăn trong việc điều trị và cứu sống người bệnh, tạo áp lực lên ngành y tế khi các loại kháng sinh điều trị trở nên kém hiệu quả", bác sĩ Hạnh nói.
BS.CKII Trần Vũ Minh Phát, Khoa Nội hô hấp, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết: "Điều trị viêm phổi do phế cầu khuẩn ở bệnh nhân lớn tuổi có bệnh lý mạn tính rất khó khăn, nhất là khi phế cầu khuẩn có khả năng biến đổi, k💯háng lại nhiều loại kháng sinh. Vi khuẩn tiếp tục nhân lên trong cơ thể người bệnh ngay cả khi điều trị phối hợp bằng nhiều loại kháng sinh liều cao, dễ khiến điều trị thất bại. Chi phí cũng rất tốn kém, có thể lên tới 100 triệu đồng một ca do phải điều trị dài ngày".
Các biện pháp phòng tránh viêm phổi do phế cầu
Vào mùa lạnh, tỷ lệ mắc viêm phổi do phế cầu khuẩn tăng cao. Giống như Covid-19, bệnh viêm phổi do phế cầu 🅘khuẩn lây truyền qua đường giọt bắn. Người cao tuổi có hệ miễn dịch suy yếu, có các bệnh 🌼lý nền mạn tính nên dễ bị viêm phổi do phế cầu khuẩn hơn người bình thường.
Theo bác sĩ Hạnh, dự phòng bằng cách giữ gìn vệ sinh cơ thể và môi trường sống, bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục, giữ ấm hay đe🤡o khẩu tra♓ng khi đi ra ngoài để bảo vệ hệ hô hấp là cần thiết nhưng chưa đủ. Tiêm vaccine phòng ngừa phế cầu là một phương pháp hữu hiệu để bảo vệ người cao tuổi, nhất là người cao tuổi mắc các bệnh mạn tính. Đặc biệt, viêm phế cầu có thể xuất hiện sau khi nhiễm virus: cúm A, B... nên bậc cao niên cũng cần được tiêm đầy đủ vaccine phòng cúm.
Theo BS.CKI Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng VNVC, hiện nay, Việt Nam đã có vaccine phòng viêm phổi và các bệnh do phế cầu thế hệ mới 🐓nhất với hiệu quả phòng bệnh cao và an toàn khi tiêm chủng. Vaccine phòng bệnh do phế cầu cộng hợp 13 tuýp có khả năng ngừa viêm phổi cấp tính, viêm tai giữa, viêm mũi họng, nhiễm khuẩn huyết... có thể dùng cho trẻ em từ 2 tháng tuổi đến người lớn, người cao tuổi, người mắc bệnh nền.
Thống kê của Bộ Y tế cũng cho thấy, khoảng 25% người trên 65 tuổi mắc viêm phổi có nguy cơ tử vong; 30-50% người bệnh phải gánh chịu những biến chứng nặng nề như áp xe phổi, tràn mủ màng phổi, suy hô hấp nặng, viêm màng ngo෴ài tim...
BS.CKII Bạch T🌃hị Chính cho biết, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra tác dụng tăng cường khả năng phòng Covid-19 và bảo vệ hệ hô hấp khi tiêm vaccine Covid-19 cùng với vaccine phòng bệnh do phế cầu kꦚhuẩn, vaccine phòng cúm, ho gà, uốn ván, bạch hầu... Ngay khi xuất hiện triệu chứng ho, sốt, khó thở... ngoài việc nghĩ tới Covid-19, cần lưu tâm đến bệnh do phế cầu khuẩn gây ra và đến ngay bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán chính xác, tránh các trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Ghi nhận tại các Trung tâm tiêm chủng VNVC, số người đến tiêm những loại vaccine này ngày mộꦺt tăng cao. "Đây là dấu hiệu tích cực của y tế dự phòng, giúp tꦰạo 'lá chắn kép' vừa phòng chống đại dịch Covid-19 vừa nhằm ngăn chặn nguy cơ nhiễm cúm, viêm phổi, viêm màng não...", bác sĩ Chính nói thêm.
Anh Ngọc